Ngày soạn:22/2/2009 Ngày kiểm tra: 28/2/2009lớp 7a,b Tiết: 27
KIỂM TRA
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức: Ôn tập hệ thống kiến thức đã học trong tiết trước, và kiến thức đã được học.
b. Về kĩ năng:Tái tạo suy diễn, tính toán, phân tích khái quát hóa, làm các bài tập định tính và định lượng…
c. Về thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài, tinh thần hợp tác nhóm…
2. NỘI DUNG ĐỀ .
Câu I: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau sao cho đúng ý nghĩa vật lí.
1. Có ………. điện tích, vật mang điện tích …………. thì đẩy nhau, …….. thì hút nhau.(1đ)
2. Các vật mang điện tích âm khi ………, mang điện tích dương khi………., trung hòa về điện khi………
…..………(1,5đ) 3.(2đ) - Chất dẫn điện là ………. Ví dụ: ………. - Chất cách điện là………... Ví dụ: ……….. 4. Dòng điện có ……...với chiều của các electron dịch chuyển trong kim loại.(0,5đ)
Các vật khác.(1đ)
6. Trong mạch điện kín dòng điện có chiều ……….. ..………(1đ)
Câu II: Viết lời giải cho bài tập sau:
1. Giải thích tại sao khi vào những ngày khô hanh, khi ta chải tóc lược và tóc lại hút nhau?(1đ) ……… ……… ……… ……… ……….
1. Vẽ chiều mũi tên chỉ chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện sau(2đ)
K K K K3. ĐÁP ÁN 3. ĐÁP ÁN
Câu I: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau sao cho đúng ý nghĩa vật lí.
1. Có hai loại điện tích, vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại. thì hút nhau.(1đ)
2. Các vật mang điện tích âm khi nhận thêm electron, mang điện tích dương khi
mất bớt electron trung hòa về điện khi tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm(1,5đ)
3.(2đ) - Chất dẫn điện là Cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Vàng, đồng, nhôm, chì…
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: sứ, nhựa, thủy tinh…
4. Dòng điện có chiều ngược với chiều của các electron dịch chuyển trong kim loại.(0,5đ)
5. Một vật nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện hoặc hút Các vật khác.(1đ)
6. Trong mạch điện kín dòng điện có chiều từ cực dương qua vật dẫn đến cực
âm của nguồn điện (1đ)
Câu II: Viết lời giải cho bài tập sau:
1. Giải thích tại sao khi vào những ngày khô hanh, khi ta chải tóc lược và tóc lại hút nhau?(1đ)
Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
1. Vẽ chiều mũi tên chỉ chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện sau(2đ) Mỗi hình đúng được 0,5đ
K K K K
4. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU KHI CHẨM BÀI KIỂM TRA.
- Đa số học sinh làm được bài, vận dụng được kiến thức vào bài, trình bày bài khoa
học, diễn đạt lưu loát.
Ngày soạn: 1/3/2009 Ngày giảng:7/3/2009 lớp 7a,b Tiết: 28
Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức: Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế phù hợp để đo giá trị cường độ dòng điện)
b. Về kĩ năng: Thực hành, tái tạo suy diễn, tính toán, phân tích khái quát hóa… c. Về thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài, tinh thần hợp tác nhóm…
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: Đọc SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án,giáo cụ lên lớp giáo cụ lên lớp
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩnbị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
a, Kiểm tra bài cũ (không thực hiện đầu giờ lồng ghép trong bài) b, Dạy nội dung bài mới. b, Dạy nội dung bài mới.
HĐ THẦY HĐ TRÒ
Hoạt động 1: Đặt vấn đề(2')
GV đặt vấn đề như trong SGK.
HS theo dõi và suy đoán: Cường độ dòng điện là gì? Khi cường độ dòng điện mạnh và yếu thì các thiết bị hoạt động như thế nào?
Hoạt động 2: Cường độ dòng điện (10')
GV tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát rồi yêu cầu HS trả lới nhận xét trong SGK.
1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên.
HS quan sát thí nghiệm của giáo viên và đưa ra nhận xét của mình vào phiếu học bài:
GV gọi một HS đưa ra nhận xét của mình?
Một HS trả lời: Với một bóng đèn sác định, khi
đèn sáng mạnh (yếu) thì số chỉ của ampe kế càng lớn (nhỏ).
GV đọc thông tin trong SGK, em hiểu như thế nào là cường độ dòng điện?
2. Cường độ dòng điện.
Một HS trả lời: Cường độ dòng điện cho biết
mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
GV kí hiệu của cường độ dòng điện là gì? Và đơn vị của nó là gì?
Một HS trả lời: + Kí hiệu là: I + Đơn vị là: Ampe (A).
GV ngoài các đơn vị trên còn sử dụng các bội và ước của nó trong tính toán là:
1mA = 0,001A; 1A = 1000mA.
HS nắm được thông tin về bội và ước của đơn vị nói trên:
1mA = 0,001A; 1A = 1000A. Hoạt động 3: Ampe kế(8')
GV ampe kế dùng để làm gì? Một HS trả lời: Ampe kế dùng để đo giá trịcường độ dòng điện. GV yêu cầu HS tìm hiểu ampe
kế của nhóm mình có và hoàn thành bảng 1 trong SGK.
HS tiến hành được nhở vào dụng cụ thực hành thật
Hoạt động 4: Đo cường độ dòng điện (10')
GV giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm và yêu cầu tiến hành đo một số dụng cụ mà HS chuẩn bị được ở nhà
HS phân theo nhóm tiến hành thí nghiệm, được theo yêu cầu của giáo viên.
GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?
Một HS đại diện nhóm trả lời: Dòng điện chạy
qua bóng đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng
Hoạt động 5: Vận dụng (10')
GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS làm bài?
Một HS làm bài.
0,175A = 175mA; 0,38A = 380mA. 1250mA = 1,25A; 280mA = 0,28A.
GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?
Một HS trả lời:
- Chọn ampe kế 2) 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA.
- Chọn ampe kế 3) 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 0,15mA.
- Chọn ampe kế 2) 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 1,2A.
GV đọc câu hỏi C5 trong SGK,
yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: Ampe được mắc đúng sơ đồ là a,
c, Củng cố, luyện tập (3'):
GV khái quát lại nội dung bài học. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập