Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra đầu tiết mà lồng ghép trong bài) b, Dạy nội dung bài mới.

Một phần của tài liệu GIÁO ẢN LÍ 7 CẢ NĂM ( THAM KHẢO THỬ) (Trang 42 - 44)

- Học bài kết hợp sgk, làm bài tập trong sbt, đọc có thể em chưa biết, ôn tập

a, Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra đầu tiết mà lồng ghép trong bài) b, Dạy nội dung bài mới.

b, Dạy nội dung bài mới.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)

GV đặt vấn đề như trong SGK.

HS tạo được mâu thuẫn cần giải quyết là tại sao lại có hiện đó xảy ra trong những ngày khô hanh mà không phải là những ngày trời mưa hoặc trời nắng?

Hoạt động 2: Vật nhiễm điện(20’)

GV yêu cầu các nhóm thảo luận thống nhất các ý kiến về các bước tiến hành thí nghiệm.

Thí nghiệm 1: HS phân nhóm, tiến hành thảo luận thống nhất phương án tiến hành thí nghiệm.

GV giao dụng cụ cho các nhóm tiến hành thí nghiệm.

Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng ghi kết quả trong SGK.

Các vật

Vật bị cọ xát Vụn giấy viết Vụn ni lông quả cầu nhựa xốp Thước nhựa

Thanh thủy tinh Mảnh ni lông Mảnh phim nhựa

GV quan sát HS tiến hành thí nghiệm.

HS tích cực tiến hành thí nghiệm và thảo luận hoàn thành bảng trong SGK.

GV qua kết quả thí nghiệm ta có kết luận gì?

Một HS đại diện nhóm trả lời: Nhiều vật sau khi

cọ xát có khả năng hút các vật khác.

GV giao dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm?

Thí nghiệm 2: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm

của mình và sau đó tiến hành thảo luận để rút ra kết luận?

GV có thể hỏi: Bút thử điện có tác dụng gì?

Một HS trả lời: Bút thử điện có tác dụng là xác định một vật có bị nhiễm điện không? Nêu bóng đèn bút thử điện sáng thì nó có điện tích.

GV qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?

Một HS đại diện nhóm trả lời: Nhiều vật sau khi

cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

GV vậy qua hai thí nghiệm ta có kết luận chung gì?

Một HS trả lời: Một vật nhiễm điện có khả năng

hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện.

GV thông báo thêm nội dung thông ti trong SGK.

HS nắm được nội dung các vật bị nhiễm điện hay

còn được gọi là những vật mang điện tích.

Hoạt động 3: Vận dụng (15’)

GV đọc câu hỏi C1trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc bị cọ xát vào nhau.cả lược và tóc bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. GV đọc câu hỏi C2 trong SGK,

yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi thổi bụi trên mặt bàn, thì gió thổi bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay đã cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện vì thế cánh quạt hút bụi.

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay mà hình tivi bằng khăn khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.

c, Củng cố, luyện tập: (3’)

GV khái quát lại nội dung bài học. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Muốn nhiễm điện cho một vật ta làm như thế nào? làm thế nào để biết một vật có nhiễm điện hay không?

Một HS trả lời: Muốn nhiễm điện cho một hay nhiều vật ta có thể cọ xát .

Muốn biết một vật nhiễm điện hay không ta có thể dùng bút thử điện hoặc để gần một vật nếu nó làm sáng bóng đèn bút thử điện hoặc hút các vật khác thì ta nói vật đó mang điện tích.

d, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)

Một phần của tài liệu GIÁO ẢN LÍ 7 CẢ NĂM ( THAM KHẢO THỬ) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w