Kể những tác dụng nhiệt và phát sáng của dòng điện ở gia đình em?

Một phần của tài liệu GIÁO ẢN LÍ 7 CẢ NĂM ( THAM KHẢO THỬ) (Trang 56 - 58)

Một HS trả lời: Bàn là, Nồi cơm điện, chảo điện...; Bóng điện, bóng đèn bút thử điện, bóng đèn ở bảng điện báo hiệu có điện...

- Đọc nội dung ghi nhớ trong sgk? Một HS đọc bài.

d, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(2')

- Học bài cũ kết hợp sgk, làm bài tập trong sbt, làm dự đoán, đọc có thể em chưa

biết, đọc bài Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện. GV dành thời gian cho HS hỏi bài nếu có.

Ngày soạn: 8/2 /2009 Ngày giảng:14/2/2009 lớp 7a,b Tiết: 25

Bài 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN.

1. MỤC TIÊU

a. Về kiến thức: Mô tả được thí nghiệm hoặc hoạt động của một số thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

- Mô tả được một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện.

- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

b. Về kĩ năng: Thực hành, tái tạo suy diễn, tính toán, phân tích khái quát hóa… c. Về thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài, tinh thần hợp tác nhóm…

a. Chuẩn bị của GV: Đọc SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án,giáo cụ lên lớp dụng cụ thí nghiệm như hình 23.1; 23.2; 23.3 SGK thay pin bằng biến giáo cụ lên lớp dụng cụ thí nghiệm như hình 23.1; 23.2; 23.3 SGK thay pin bằng biến thế nguồn.

b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩnbị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập. bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a, Kiểm tra bài cũ ( không thực hiện đầu giờ mà lồng ghép vào bài ) b, Dạy nội dung bài mới. b, Dạy nội dung bài mới.

HĐ THẦY HĐ TRÒ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2')

GV đặt vấn đề như trong SGK.

HS đưa ra dự đoán của mình.Hình ảnh trên là nam châm, như nó là nam châm gì và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Hoạt động 2: Tác dụng từ(13')

GV Nam châm có đặc tính như thế nào?

Một HS trả lời: Nam châm có đặc tính hút sắt hay còn bị sắt hút.

GV nam châm điện có cấu tạo như thế nào?

Một HS trả lời: Nam châm điện có cấu tạo: gồm một lõi nhựa hoặc sứ trên đó có cuộn các vòng dây hai đầu được nối với nguồn điện.

GV giao dung cụ cho HS tiến hành thí nghiệm như trong sơ đồ sgk.

GV đọc câu hỏi C1 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: a, Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.

b, Khi đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của nam châm bị hút hoặc bị đẩy.

GV qua thí nghiệm hoàn thành kết luận trong SGK.

Một HS trả lời: Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khá năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt. GV giao dụng cụ cho HS tiến

hành lắp thay lõi dây bằng chuông điện.

HS tiến hành lắp mạch điện và thực hành.

GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một Hs đại diện nhóm trả lời:Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông làm cho chuông kêu.

GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.

GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. cuộn dây lại hút miếng

sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông là chuông kêu. Mạch lại bị hở, cứ như vậy chuông kêu liên tục.

Hoạt động 3: Tác dụng hóa học(10')

GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời: Dung dịch muối đồng sun phát là chất dẫn điện vì khi công tắc đóng thì đèn sáng. GV đọc câu hỏi C6 trong SGK,

yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời:Sau thí nghiệm thỏi than phủ một lớp đồng màu đỏ nhạt.

GV yêu cầu HS rút ra kết luận qua thí nghiệm của giáo viên.

HS trả lời: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng.

Hoạt động 4: Tác dụng sinh lí (7')

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.

HS đọc thông tin trong SGK và nắm được khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Hoạt động 5: Vận dụng(8')

GV đọc câu hỏi C7 trong SGK, yêu cầu HS trả lời?

Một HS trả lời:Một dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

GV đọc câu hỏi C8 trong SGK,

yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: Hút các vụ giấy.

c, Củng cố, luyện tập (3')

GV khái quát lại nội dung bài học. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập - Đọc nội dung ghi nhớ sgk?

Một phần của tài liệu GIÁO ẢN LÍ 7 CẢ NĂM ( THAM KHẢO THỬ) (Trang 56 - 58)

w