- Truyền thống sử dụng thuốc nam phòng và chữa bệnh của nhân dân ta
- Nhu cầu và thói quen dùng thuốc nam tại cộng đồng
- Sủ dụng và kết hợp sử dụng thuốc nam tại cộng đồng để điều trị là một vấn đề cần thiết.
1.1. Nguồn gốc, bộ phận dùng, cách thu hái, bảo quản
* Nguồn gốc: từ thực vật, động vật và khoáng vật. * Bộ phận dùng:
- Thuốc có nguồn gốc từ thực vật: có thể dùng rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, bào tử, nấm, vỏ cây, nhựa cây, tổ côn trùng, ký sinh...
- Thuốc có nguồn gốc từ động vật: dùng cả con vật làm thuốc: ong, địa long, bạch cơng tàm, hoặc dùng một số bộ phận làm thuốc: vỏ, sừng, mật, trứng, da, xơng ...
- Thuốc có nguồn gốc từ khoáng vật có 2 nguồn chính : Từ thiên nhiên : hùng hoàng, khinh phấn, thần sa
Từ động vật, thực vật : thiên trúc hoàng, ngu hoàng, nhân trung hoàng ...
Cách thu hái: có nhiều yếu tố ảnh hởng tới chất lợng của vị thuốc khi thu hái nh thời gian sinh trởng của cây, các bộ phận dùng làm thuốc, thời tiết, độ ẩm, mùa thu hái.
Yêu cầu khi thu hái bộ phận dùng làm thuốc phải đúng vào thời điểm nhiều hoạt chất nhất.
- Khoáng vật: thu hái quanh năm.
- Động vật: lấy các bộ phận làm thuốc ở các con vật trởng thành. - Thực vật: Lá, chồi thu hái vào mùa xuân, mùa hạ.
Củ, rễ thu hái lúc cây tàn, mùa thu, mùa đông. Thân, vỏ thân thu hái cuối hạ, mùa thu.
Hoa thu hái nụ hoa hay hoa mới nở. Quả thu hái khi quả già.
Hạt thu hái khi quả chín.
* Bảo quản: chỗ râm mát, tránh ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ cao, tránh mốc, mọt, các vị thuốc tinh dầu phải gói kín.
1.2. Phơng pháp bào chế đơn giản
* Mục đích:
- Loại bỏ tạp chất, làm sạch thuốc, thuận tiện trong việc dự trữ, bảo quản, sử dụng.
- Làm thay đổi tác dụng của thuốc, thay đổi tính năng của thuốc, làm mất các tác dụng phụ thuộc không có lợi trong điều trị.
- Làm mất hay làm giảm độc với các vị thuốc độc nh phụ tử độc bảng A, còn phụ tử chế độc bảng B.
* Các phơng pháp bào chế:
1.2.1. Thuỷ chế (dùng nớc) bao gồm:
- Rửa: mục đích loại bỏ tạp chất, làm sạch thuốc.
Yêu cầu dùng nớc sạch, nhiều nớc, rửa nhanh rồi đem phơi. sấy khô hoặc sử dụng ngay.
- Ngâm: mục đích làm thay đổi hoạt chất, giảm độc tính.
Yêu cầu ngâm đúng, đủ thời gian, dung dịch ngâm phải đúng tỷ lệ nh: dấm 5%, rợu 35 - 400 ...
- Tẩm: mục đích làm thay đổi hoạt chất, giảm độc.
Yêu cầu dung dịch cần ít, chỉ đủ thẩm ớt, thời gian vừa phải.
Một vị thuốc có thể tẩm nhiều lần với các dung dịch tẩm khác nhau nh Hơng phụ tứ chế.
- Thuỷ phi: mục đích làm sạch, làm mịn các vị thuốc chủ yếu là thuốc khoáng vật, thuốc dễ bay hơi khi tán bột (bột tan), thuốc phân huỷ khi tán bột có thể gây độc nh: chu xa, khinh phấn ...
Cách làm: đa thuốc cần tán thành bột vào trong cối, cho nớc sạch vào cối rồi nghiền cho đến khi bột mịn, để lắng lọc lấy bột thuốc.
1.2.2. Hoả chế (dùng lửa) có 2 cách chính:
* Dùng lửa trực tiếp:
- Nung: mục đích làm thay đổi kết cấu thuốc bằng nhiệt độ, th- ờng nung các khoáng vật nh vò sò, vỏ hến, long cốt, mẫu lệ.
Cách làm: cho thuốc vào giữa ngọn lửa cho đến khi đỏ hồng rồi đem ra ngoài.
- Nớng: mục đích làm thay đổi tính năng của thuốc.
Cách làm: đặt thuốc gần sát ngọn lửa cho đến khi thuốc chín, chuyển màu.
- Sấy: mục đích làm khô, tiện dụng trong bảo quản, thuốc sau khi sấy không thay đổi hoạt chất, tính vị.
* Dùng lửa gián tiếp: dùng chảo nhôm hoặc thép không rỉ đựng thuốc đặt lên trên ngọn lửa (hay dùng). Mục đích loại bỏ một số dầu hay các chất bay hơi có độc ra khỏi thuốc.
- Sao vàng: tạo lửa nhỏ làm thuốc vàng thơm.
- Sao sém cạnh: sao lửa to, thuốc sém mặt ngoài nhng bên trong thuốc không đổi màu.
- Sao tồn tính: sao cho thuốc đen màu từ ngoài vào trong. - Sao cháy: mặt ngoài cháy, bên trong đen.
- Bào: sao to lửa ngoài cháy, trong sống.
- Lùi: gói thuốc bằng giấy ớt vùi trong tro nóng tới khi chín. 1.2.3. Thuỷ hoả chế (nớc, lửa phối hợp)
- Mục đích: làm hay đổi tính năng tác dụng thuốc, làm thay đổi hoạt chất, giảm độc, phơng pháp:
+ Chng (nấu cách thuỷ): dùng nhiệt của nớc ở độ sôi 1000C làm chín thuốc. Thuốc hay đợc chng với rợu, nớc gừng, nớc đỗ đen.
+ Đồ: dùng sức nóng và hơi nớc làm chín và thay đổi tính năng thuốc nhờ phản ứng thuỷ phân.
+ Nấu (sắc): sản phẩm thu đợc là dung dịch thuốc sắc.
1.3. Tính năng của thuốc
Là bản chất của vị thuốc tồn tại tự nhiên, có sẵn trong vị thuốc bao gồm: tính, vị, màu, mùi...
Tính năng của thuốc có thể điều chỉnh sự mất thăng bằng âm d- ơng trong bệnh lý, quyết định sự qui kinh của thuốc vào các tạng phủ. Tính năng của thuốc gồm:
* Tính chất của thuốc (khí của thuốc):
Gồm tứ khí: hàn (lạnh), lơng (mát), ôn (ấm), nhiệt (nóng). Ngoài ra còn một số vị thuốc có tính bình có thể dùng đợc cho các bệnh thuộc chứng hàn hay chứng nhiệt.
Các thuốc có tính hàn lơng đợc dùng để điều trị các chứng bệnh thể ôn nhiệt
Thuốc có tính ôn nhiệt dùng điều trị các chứng bệnh thể hàn l- ơng.
* Vị của thuốc: có ngũ vị
- Tân (cay): thuốc có tác dụng phát tán, lu thông khí huyết, làm ra mồ hôi.
- Cam (ngọt): thuốc bổ dỡng, hoà hoãn, giảm đau, giải độc. - Khổ (đắng): thuốc thanh nhiệt trừ thấp, giải độc.
- Toan (vị chua): có tác dụng thu liễm, cố sáp hay dùng chữa chứng ra mồ hôi, đái dầm, ỉa chảy ...
- Hàm (mặn): có tác dụng nhuận tràng, làm mềm, chữa táo bón.
Tính chất và vị của thuốc tạo thành tính năng chủ yếu của thuốc, đóng vai trò chính tác dụng của vị thuốc trong điều trị.
*Sự qui kinh của thuốc: là tác dụng đặc hiệu chọn lọc của thuốc
lên một bộ phận nào đó của cơ thể
Các vị thuốc có tính vị giác giống nhau nhng sự qui kinh khác nhau, chữa các chứng bệnh khác nhau.
Sự qui kinh của thuốc vào các tạng do tính năng của thuốc quyết định:
- Thuốc có vị chua, sắc xanh qui vào kinh Can. - Thuốc có vị đắng, sắc đỏ qui vào kinh Tâm. - Thuốc có vị ngọt, sắc vàng qui vào kinh Tỳ.
- Thuốc có vị mặn, sắc đen qui vào kinh Thận. - Thuốc có vị cay, sắc trắng qui vào kinh Phế.
Một vị thuốc thờng có nhiều tác dụng vì nó qui vào nhiều kinh khác nhau.
Ví dụ: Tía tô: qui kinh Phế, Tỳ có tác dụng chữa ho, kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa, giải độc ...
1.4. Sự cấm kị khi dùng thuốc
a. Đối với phụ nữ có thai:
- Cấm dùng: ba đậu, khiên ngu, nga truật, tam lăng, xạ hơng. - Dùng thận trọng: đào nhân, hồng hoa, chỉ thực, phụ tử, bán hạ, can khơng, đại hoàng, nhục quế.
b. Thuốc tơng kị, tơng phản
- Tơng kị: phụ tử, bối mẫu, bán hạ, bạch cập.
- Tơng phản: cam thảo tơng phản với cam toại, nguyên hoa tơng phản với hải tảo.
1.5. Qui chế thuốc độc Y học cổ truyền1.5.1. Bảng A: 1.5.1. Bảng A:
- Ba đậu: hạt sống của cây Croton tiglium họ Ruphorbiaceae. Liều tối đa uống 0,05g/ lần - 0,10g/24h.
- Hoàng nàn (sống) là vỏ thân, cành của cây Sirychnos Ganthicrinan họ Loganiaceae. Liều tối đa uống 0,02g/ lần - 0,04g/24h. - Mã tiền (sống) là hạt của cây Strichnos Nux Vomica họ Loganiaceae. Liều tối đa uống 0,1g/ lần - 0,3g/24h.
- Ô dầu (xuyên ô, thảo ô): củ mẹ cha có củ con, hay có củ con còn nhỏ của cây Acontitum Fortunei họ Ramaculaceae. Uống liều tối đa (loại thăng hoa) 0,05g/ lần; 0,15g/ 24h.
- Thạch tín (nhân ngôn) Arsenium Erudum 98% As. Liều tối đa (loại thăng hoa) 0,002g/ lần - 0,004g/ 24h. Chỉ đợc bán và dùng Thạch tín thăng hoa gọi là Thạch tín chế.
1.5.2. Bảng B:
- Ba đậu chế: là bã của hạt Ba đậu, liều tối đa 0,05g/ lần; 0,10g/ 24h.
- Hoàng nàn chế: uống liều tối đa 0,10g/ lần; 0,40g/ 24h.
- Khinh phấn: (calomen) uống liều tối đa 0,25g/ lần; 0,4g/ 24h. - Hùng hoàng: Sulfua As, dùng ngoài.
- Mã tiền chế: liều tối đa 0,4g/ lần - 1g/ 24h.
1.5.3. Loại giảm độc B:
- Phụ tử chế liều tối đa 25g/ lần; 50g/ 24h. áp dụng khi đơn thuốc dùng có kèm theo Gừng và Cam thảo.
2. Các nhóm:
A. Đại cơng