Các vị thuốc:

Một phần của tài liệu Giao trinh YHCT (Trang 36 - 38)

- Định nghĩa:

2. Các vị thuốc:

2.1. Rễ sắn dây (cát căn): rễ củ phơi hay sấy khô của cây sắn

dây (Pueraria thomsoni Benth) họ Đậu (Fabaceae). - Tính vị quy kinh: cay, ngọt, bình vào kinh tỳ, vị

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, khát nớc, sởi lúc mới mọc, ỉa chảy nhiễm khuẩn, lỵ, các cơn co cứng cơ, đau vai gáy, hạ sốt, sinh tân chỉ khát.

- Liều dùng 2 - 12g/ 24h. Nếu giải nhiệt thì dùng sống, chữa ỉa chảy thì sao vàng.

2.2. Bạc hà: thân cành mang lá phơi khô của cây bạc hà:

(Menthe arvensi L) hoặc (Menthe piperita L), họ Hoa môi (Lanmiaceae).

- Tính vị quy kinh: cay, mát vào kinh phế, can.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa viêm màng tiếp hợp dị ứng theo mùa, do vi rút, chữa viêm họng, viêm amidal, làm mọc các nốt ban chẩn.

- Liều dùng: 3-12g/ 24 giờ

2.3. Lá dâu (Tang diệp): lá bánh tẻ phơi hay sấy khô của cây

dâu tằm (Moruss alba L), họ dâu tằm (Moraceae).

- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh can, phế.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt (phối hợp với cúc hoa), chữa viêm màng tiếp hợp cấp, chữa ho, viêm họng có sốt, chữa dị ứng, nổi ban xuất huyết do rối loạn thành mạch hay dị ứng.

- Liều dùng: 8 - 16g/ 24h

2.4. Hoa cúc: cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô

của cây cúc hoa (Chrysanthemum Indicum L), họ cúc (Asteraceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, hơi lạnh và kinh can, phế, thận. - Tác dụng: chữa sốt do cảm mạo, cúm (hay phối hợp với bạc hà, lá dâu).

chữa các bệnh về mắt nh viêm màng tiếp hợp, quáng gà, giảm thị lực, phối hợp với mạn kinh tử, cúc hoa, bạc hà, thục địa, kỷ tử.

chữa mụn nhọt, giải dị ứng, chữa nhức đầu do cảm mạo, cúm, cao huyết áp.

- Liều dùng: 8 - 16g/ 24h

2.5. Bèo cái: cây bèo cái bỏ rễ sao vàng (Pistia stratiodes L.), họ

ráy (Araceae).

- Tính vị quy kinh: cay, lạnh vào kinh can, phế.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa phù do viêm thận, do dị ứng, ngứa, mề đay, làm mọc các nốt ban chẩn sởi, thuỷ đậu.

- Liều dùng: 8 - 12g/ 24h

2.6. Cối xay: dùng cành mang lá, quả tơi hoặc khô của cây cối

xay (Abutilon Indicum (L.) G. Don), (Sida indica L.), Họ Bông (Malvaceae).

- Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh can, bàng quang.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, nhức đầu, lợi tiểu. Hạt chữa mụn nhọt, lỵ, viêm màng tiếp hợp.

2.7. Mạn kinh tử: quả già phơi khô của cây mạn kinh (Vitex

trifolia L.), họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

- Tính vị quy kinh: đắng, cay, bình vào kinh can, bàng quang. - Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, cúm, nhức đầu vùng đỉnh phối hợp với hoa cúc; chữa viêm màng tiếp hợp cấp, đau khớp, đau cơ, lợi tiểu.

- Liều dùng: 4- 12g/ 24h

2.8. Sài hồ: rễ đã phơi hay sấy khô của cây sài hồ (Buplerum

sinense), họ hoa tán (Apiaceae). Ngoài ra còn dùng rễ cây Lức hoặc rễ cây cúc tần làm vị nam sài hồ (Radix plucheae pteropodae) họ Cúc (Asteraceae).

- Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh can, đởm.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, suy nhợc thần kinh, kinh nguyệt không đều, thống kinh ... chữa loét dạ dày tá tràng, chữa viêm màng tiếp hợp, chữa các chứng sa nh sa trực tràng, sa sinh dục, thoát vị bẹn do khí h gây ra.

- Liều dùng: 3-6g/ 24h

2.9. Thăng ma: thân rễ phơi khô của nhiều loài thăng ma

(Cimicifuga Sp.), họ mao lơng (Ranunculaceae).

- Tính vị quy kinh: ngọt, cay, hơi lạnh vào kinh phế, vị, tỳ.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa các chứng sa nh sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày; giải độc trong sng lợi, răng, loét miệng, đau họng; thúc đẩy mọc ban sởi.

- Liều dùng: 4 - 8g/ 24h

2.10. Ngu bàng tử: là quả già phơi hay sấy khô của ngu bàng

(Arctium lapa L.), họ Cúc (Asteraceae).

- Tính vị quy kinh: cay, đắng, lạnh vào kinh phế, vị.

- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, làm mọc các nốt ban chẩn, chữa dị ứng do hen suyễn, do viêm họng, ho, lợi niệu chữa phù thũng.

- Liều dùng: 4-12g/ 24h

Thuốc phát tán phong thấp

Một phần của tài liệu Giao trinh YHCT (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w