- Định nghĩa:
4. Các vị thuốc
4.1. Sa sâm: rễ cây bắc Sa sâm (Glehnia littoralis Schmidt et
Miquel), họ Hoa tán (Apiaceae), hiện có bán trên thị trờng Việt Nam. - Tính vi quy kinh: ngọt, hơi đắng, lạnh vào kinh Phế, Vị.
- Tác dụng: chữa sốt gây mất nớc, chữa ho do viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan, họng khô, miệng khát, nhuận tràng thông tiện.
- Liều dùng: 6-12g/ 24h
4.1. Mạch môn: rễ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn đông
(Ophiopogon jafonicus Wall, họ Hành (Liliaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, hơi đắng, hơi lạnh vào kinh Phế, Vị. - Tác dụng: chữa ho, nhuận tràng, lợi niệu chữa phù thũng, chữa sốt cao gây mất nớc, sốt cao gây rối loạn thành mạch.
- Liều dùng: 6 - 12g/ 24h
4.3. Kỷ tử (Câu kỷ tử): quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi
tử (Lycium sinense Mill), họ Cà (Solanaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh Phế, Can, Thận.
- Tác dụng chữa bệnh: bổ thận, chữa đau lng, di tinh, giảm thị lực, quáng gà, chữa ho do âm h, hạ sốt, đau lng ngời già.
- Liều dùng: 4 - 12g/ 24 giờ
4.4. Quy bản (yếm Rùa): yếm Rùa phơi khô của con Rùa
(Chinemys (Geoclemys) reevesii (Gray), họ Rùa (Testudinidae). - Tính vị quy kinh: ngọt, mặn, lạnh vào kinh Tâm, Can, Thận. - Tác dụng: chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt do tăng huyết áp, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng tiền đình, hạ sốt, làm khoẻ mạnh gân xơng, chữa lao hạch, rong kinh, rong huyết kéo dài.
- Liều dùng: 12 - 40g/ 24h
4.5. Miết giáp (mai Ba ba): mai đã phơi hay sấy khô của con
Ba ba (Amyda sinensis Stejneger), bọ Ba ba (Tronychidae). - Tính vị quy kinh: mặn, lạnh vào Kinh Can, Tỳ.
- Tác dụng: chữa sốt cao co giật, thiếu can xi huyết, chữa sốt rét, lách to, chữa nhức trong xơng, bế kinh. Liều dùng: 12 - 16g/ 24h
4.6. Hoàng tinh: thân rễ đã chế biến khô của cây Hoàng tinh
(Polygonatum kingianum Coll et Hemsl), họ Hành (Liliaceae). - Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh Phế, Vị, Tỳ.
- Tác dụng: chữa ho lâu ngày, ho khan, ho lao, đái đờng, thiếu máu, dùng làm đồ ăn.
- Liều dùng: 8 - 16g/ 24h
4.7. Thạch hộc: thân của nhiều loại phong lan, họ Lan
(Orchidaceae), vì có những loại có đốt, trên to, dới nhỏ mọc trên đá nên gọi là Thạch hộc (Dendrobium sp).
- Tính vị quy kinh: ngọt, đạm, hơi lạnh và kinh Phế, Vị, Thận. - Tác dụng: hạ sốt, chữa khát nớc, họng khô, miệng khô, họng đau, táo bón do sốt cao, sốt kéo dài, chữa ho lâu ngày do viêm phế quản mạn, do lao, chữa đau khớp.
- Liều dùng: 8 - 16g/ 24h
4.8. Bạch thợc: rễ cạo bỏ vỏ ngoài của cây Thợc dợc (Pacomia
lactiphora), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
- Tính vị quy kinh: đắng, chua, lạnh vào kinh Can, Tỳ, Phế.
- Tác dụng: chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, cầm máu, các chứng đau do Can gây ra nh đau dạ dày, đau mạng sờn, đau bụng, ỉa chảy do thần kinh; lợi niệu.
- Liều dùng: 6 - 12g/ 24h
Thuốc bổ dơng 1. Định nghĩa
Là thuốc dùng để chữa các tình trạng bệnh do phần dơng của cơ thể bị suy kém (dơng h).
Phần dơng trong cơ thể gồm Tâm dơng, Tỳ dơng, Thận dơng. Tâm Tỳ dơng h gây các chứng chân tay mỏi mệt, da lạnh, chân tay lạnh, ăn chậm tiêu, ỉa chảy mạn tính… Dùng kết hợp với các thuốc trừ hàn để chữa nh Can khơng, Nhục quế...
Thận dơng h gây các chứng liệt dơng, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, đau lng, mỏi gối, mạch trầm tế, dùng các thuốc ôn thận hay bổ thận dơng. Thực chất thuốc bổ dơng nêu ở phần này là thuốc bổ thận dơng.
2. Tác dụng chữa bệnh
- Chữa các bệnh gây ra do hng phấn thần kinh bị suy giảm nh tâm căn suy nhợc thể hng phấn và ức chế đều giảm, với các triệu chứng liệt dơng, di tinh, đau lng, ù tai, chân tay lạnh, mạch trầm nh- ợc.
- Ngời già lão suy với các chứng đau lng, ù tai, chân tay lạnh, đái dầm, đái đêm nhiều lần, mạch yếu nhỏ.
- Trẻ em chậm phát dục: chậm biết đi, chậm mọc răng, thóp chậm liền, trí tuệ kém phát triển.
- Một số ngời mắc bệnh đau khớp, thoái khớp lâu ngày, hen phế quản mạn tính do địa tạng…