Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Hiện đại hóa là cái đích mà các nước đang phát triển hướng đến để tăng trưởng và phát triển kinh tế, củng cố cơ cấu xã hội, đưa đất nước trở thành nước phát triển.

Nói đến hiện đại hóa là nói đến cả một quá trình lâu dài đầy gian khổ của việc cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện đầy đủ hơn những giá trị mà nhân loại vươn tới. Tiến trình hiện đại hóa diễn ra bao gồm nhiều nội dung khác nhau, rộng lớn và phong phú, bao gồm các

mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trong đó, có nội dung kinh tế - kỹ thuật với thực chất là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống mà tập trung là cách mạng công nghiệp.

Bởi, một xã hội được thừa nhận là hiện đại, trước hết phải là một xã hội có nền kinh tế phát triển, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng sản phẩm chung và tính theo đầu người. Sự tăng trưởng kinh tế này có quan hệ hữu cơ với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà ở đó tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn rất nhiều tỷ trọng của khu vực nông nghiệp.

Và hiện đại hóa, xét trên góc độ kinh tế - kỹ thuật là cái đích cần vươn tới trong quá trình công nghiệp hóa. Nhưng sự vươn lên về trình độ công nghệ này lại bị ràng buộc bởi yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.

Như vậy, hiện đại hóa và công nghiệp hóa là hai quá trình khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong giai đoạn hiện nay, có thể xem cốt lõi của hiện đại hóa, quá trình trung tâm của hiện đại hóa là công nghiệp hóa gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Tạo nên bước phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ đó thay đổi luôn quan hệ sản xuất, hình thành nên phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng khi cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình công nghiệp hóa hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình thì tiến trình hiện đại hóa sẽ kết thúc. Hiện nay, có những quốc gia đã tiến hành thành công quá trình công nghiệp hóa nhưng vẫn đang trong thời kỳ hiện đại hóa như Anh, Mỹ, Nhật Bản.Và một số quốc gia đi sau lựa chọn tiến hành công nghiệp hóa song song với hiện đại hóa để có thể bắt kịp các nước đi trước. Ở các quốc gia này, xét toàn cục, hiện đại hóa chỉ là phương tiện, điều kiện để đạt tới mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa mà thôi.

Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản, các nước NICs là điển hình tiêu biểu của sự gắn kết thành công công nghiệp hóa với hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn đất nước cũng như xu thế của thời đại. Sự thành công đó là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 39 - 41)