Định hướng và giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đạ

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 76 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Định hướng và giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đạ

gắn với kinh tế tri thức từ nay đến năm 2015

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Để đạt được mục tiêu tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta cần thực hiện tốt các định hướng sau:

Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu.

Để phát triển nền sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển, trước hết chúng ta phải tập trung cho phát triển lực lượng sản xuất. Bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của toàn bộ nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã duy trì quá lâu mô hình phát triển theo chiều rộng, chúng ta chú trọng khai thác có yếu tố của lực lượng sản xuất theo hướng khai thác triệt để đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) và thể lực của người lao động (lao động giá rẻ). Thế nên, trong quá trình phát triển, sự phát triển của lực lượng sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều này kéo theo những hạn chế về quan hệ sản xuất: năng lực tổ chức, quản lý còn nhiều mặt yếu kém; vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối chưa được giải quyết tốt. Đây là lý do vì sao chúng ta không thể đạt được những kết quả mang tính “bức phá” để “rút ngắn” quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu tiếp tục mô hình này sẽ làm kinh tế Việt Nam phát triển không bền vững, chúng ta sẽ không thành công trong cạnh tranh và hội nhập vào mạng lưới phát triển toàn cầu, đẩy nền kinh tế tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, vừa mở rộng quy mô nền kinh tế vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của sự phát triển, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển tiến bộ, phù hợp. Chúng ta cần thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, dựa chủ yếu vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, chế tạo ra hệ thống công cụ sản xuất hiện đại, cùng những sản phẩm hạn chế tối đa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nếu thực hiện thành công Việt Nam sẽ tiếp tục rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các quốc gia khác về trình độ phát

triển, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn của 25 năm đổi mới cho thấy, việc chuyển đổi thể chế kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang thể chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa - nay gọi là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các nguồn lực của nền kinh tế đã được phát huy có hiệu quả hơn. Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng cao, năng suất lao động ngày càng tăng. Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất ngày càng được hoàn thiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc, sáng tạo và cống hiến cho đất nước. Nhờ đó, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển với GDP bình quân đầu người đạt gần 1.200 USD, trở thành nước xuất khẩu gạo có vị trí thứ hai trên thế giới. Điều này đã khẳng định rằng, một thể chế kinh tế phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là cần thiết.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách chưa thật đồng bộ và thống nhất, vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong nền kinh tế chưa được giải quyết tốt; các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành và phát triển chậm, chưa đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Đây trở thành những yếu tố cản trở sự phát triển.

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có những giải pháp phù hợp trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, để nó trở thành tiền đề thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ ba, phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có hàm lượng tri thức cao tạo nền tảng cho một nước công nghiệp hiện đại.

Việc xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại sẽ góp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Qua đó, phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp. Hướng đến mục tiêu xây dựng được cơ cấu nền kinh tế (tính theo GDP) tiên tiến, ngày càng hiện đại. Bên cạnh đó, thực hiện tái cấu trúc trong nội bộ ngành công nghiệp. Xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có hàm lượng tri thức cao, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu và có hiệu quả và mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Trong khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, cần hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp. Nếu chỉ lo giữ mức tăng trưởng bằng phát triển công nghiệp, dịch vụ thì chưa đáp ứng đầy đủ để đất nước phát triển nhanh và vững chắc. Thế nên, đồng thời với quá trình nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, chúng ta cần có những chính sách để thực hiện tốt đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thông, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Từ đó nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, góp phần vào thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển công nghiệp hóa của các nước đi trước cho thấy rằng, trong khi phát triển công nghiệp, họ đã để lại những mâu thuẫn lớn về xã hội và môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn. Đây cũng là

vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, những vấn đề nông dân, nông thôn nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được quan tâm, giải quyết kịp thời. Công việc này không đơn thuần chỉ là để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, xuất khẩu lấy ngoại tệ, mà cả vấn đề đảm bảo ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Đây là

tiền đề quan trọng không thể thiế ,

hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ năm, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.

Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chỉ nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của đất nước, nên đã trở thành một trong những điểm yếu cản trở sự phát triển. Vì thế việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo được xem là nhiệm vụ đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta có và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Và để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Bởi, giáo dục đào tạo có chức năng “tạo ra và nhân lên vốn tri thức”, đồng thời góp phần “quảng bá tri thức”. Một nền giáo dục tốt sẽ góp phần tạo ra những con người “vừa hồng vừa chuyên”, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có đủ khả năng và bản lĩnh để chiếm lĩnh tri thức mới, có năng lực sáng tạo và thích nghi với sự gia tăng nhanh chóng của khối lượng tri thức toàn cầu. Đó sẽ là lực lượng lao động hội tụ đầy đủ những phẩm chất của lực lượng lao động hiện đại, là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát khoa học và công nghệ hiện đại - yếu tố giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Tăng năng lực về khoa học và công nghệ sẽ giúp cho chúng ta tận dụng được nguồn sức mạnh vô tận của nguồn lực con người, của khoa học và công nghệ. Từ đó góp phần bảo vệ tài

nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc sáng tạo ra những đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới thân thiện với môi trường.

Đây chính là quá trình xây dựng những trụ cột của nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước vươn lên trình độ tiên tiến trên thế giới.

Thứ sáu, coi trọng bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững.

Đối tượng lao động là điều kiện vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất vật chất. Nó có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc đã qua bàn tay chế biến của con người. Chúng ta không thể tiến hành quá trình sản xuất nếu thiếu đối tượng lao động, nhưng điều đó không nghĩa là chúng ta cứ khai thác một cách triệt để những gì sẵn có để phục vụ cho nhu cầu của mình. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự hủy hoại môi trường sống, huỷ hoại không gian sống của con người.

Sự ra đời của văn minh công nghiệp đã đem lại cho xã hội loài người những bước tiến vượt bậc trong quá trình chinh phục tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đồng thời với quá trình đó là sự cạn kiệt những nguồn tài nguyên mà hành tinh xanh ban tặng, sự ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Hiện nay cả loài người đang đối mặt những mối đe dọa do biến đổi khí hậu mang lại như hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần, nước biển dâng…

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia sẽ hứng chịu sự tàn phá do biến đổi khí hậu mang lại. Và Việt Nam cũng đang đối mặt với những vấn đề cấp bách về môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phát triển cũng như tính bền vững của sự phát triển. Chính vì thế, trong thời gian tới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải gắn với phát triển kinh tế tri thức, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm những nguồn nhiên liệu có sẵn trong tự nhiên nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.

Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; những định hướng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bối cảnh trong nước cũng như quốc tế. Tôi xin đề xuất một số giải pháp để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức như sau:

Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xét về khía cạnh kinh tế là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại và mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất. Mỗi một thành tựu đạt được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động đến việc phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đồng thời, mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ tác động trở lại, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Tái cấu trúc nghĩa là phải tái cơ

cấu cả về thể chế và kinh tế. Phải tái cấu trúc cả cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản phẩm và ngành nghề, sắp xếp và cấu trúc lại doanh nghiệp Nhà nước. Bởi vì về cơ bản, Việt Nam vẫn là nền kinh tế chậm phát triển với cơ cấu ngành, sản phẩm và công nghệ lạc hậu, cơ cấu lao động bất hợp lý, sức cạnh tranh thấp và dễ bị tổn thương. Tái cấu trúc nền kinh tế là “chìa khóa” cho mọi phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đổi mới, củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để chúng trở thành nền tảng của nền kinh tế, có khả năng “hướng dẫn” các thành phần kinh tế khác phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế sở hữu hỗn hợp, các doanh nghiệp cổ phần đa sở hữu, giải phóng sức sản

xuất, động viên tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải chủ động thực hiện và điều tiết các quan hệ phân phối, kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chính. Tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương. Xây dựng một nền kinh tế năng động, rộng

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)