Toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 60 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đang là một tiến trình hiện hữu, khách quan và có tác động ngày càng lớn tới sự phát triển của tất thảy mọi quốc gia. Về thực chất, toàn cầu hóa là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng mang tính toàn cầu mà cụ thể là của quá trình phân công lao động quốc tế, và chính nó đang làm cho sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế tăng lên. Biến thị trường mang tính quốc gia trước đây trở thành thị trường mang tính quốc tế. Các quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Đối với những nước đi sau, kém phát triển và đang phát triển, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với quá trình phát triển của chính quốc gia đó. Thế nên, khi hoạch định chính sách phát triển quốc gia, không thể bỏ qua những tác động và những nét đặc trưng nổi bật của toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế.

Đối với Việt Nam, toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến quá trình chuyển biến tư duy của Đảng về công nghiệp hóa. Chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hóa kiểu cũ mà phải tiến hành công nghiệp hóa theo hướng mở cửa, hội nhập, gia nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu.

Toàn cầu hóa còn mở ra cho Việt Nam cơ hội rất thuận lợi về thương mại, đầu tư. Thị trường xuất khẩu được mở rộng nhờ tự do hóa thương mại, quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế diễn ra thuận lợi hơn. Sự thay đổi về cơ cấu ngành trên thế giới góp phần tích cực đến sự bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt

Nam theo hướng công nghiệp, hiện đại; làm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao và các ngành dịch vụ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Quá trình công nghiệp hóa sẽ có cơ may được rút ngắn.

Một điểm nổi bật nữa của quá trình toàn cầu hóa là sự hình thành vai trò mới của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Đây là hệ thống quyết định các dòng chảy vốn đầu tư và chuyển tải tri thức khoa học - công nghệ để hình thành nên nền kinh tế tri thức. Đối với Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn FDI từ các TNCs đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua chuyển giao công nghệ chúng ta có thể tiếp cận với những khoa học, công nghệ mới. Việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới xuất hiện giúp tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật trong các sản phẩm của Việt Nam. Đây chính là những nhân tố góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy xu thế gia tăng liên kết kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam mở rộng thêm các quan hệ kinh tế, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ làm cho kinh tế Việt Nam phát triển, những lợi thế so sánh của quốc gia sẽ được phát huy đặc biệt là yếu tố con người. Đây là cơ hội cho người lao động Việt Nam tiếp cận với những thành tựu trong khoa học - công nghệ, nâng cao trình độ, kinh nghiệm, khả năng ứng dụng những thành tựu đó vào quá trình sản xuất. Sử dụng tri thức mới, công nghệ mới của thời đại kết hợp với sáng tạo tri thức mới, công nghệ mới để nhanh chong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao. Đây chính là yêu cầu và nội dung của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Tuy nhiên, thực chất của quá trình toàn cầu hóa hiện nay vẫn là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Nó vẫn chứa đựng nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển và kém phát triển trong đó có Việt Nam.

Thứ nhất, trong một nền kinh tế toàn cầu hóa ở mức cao, các nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào những diễn biến từ bên ngoài. Bất kỳ sự bất ổn nào trong thị trường tài chính, lao động, thương mại thế giới cũng có tính lan truyền, ảnh hưởng đến tất

cả các nền kinh tế; tuy theo sức mạnh của từng nền kinh tế mà mức độ ảnh hưởng có thể lớn hoặc nhỏ. Kinh tế Việt Nam tuy chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế thế giới nhưng cũng không thể tránh khỏi xu hướng này.

Thứ hai, khoa học và công nghệ phát triển và xu hướng chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển sẽ đặt Việt Nam trước thách thức lựa chọn công nghệ và có chính sách thu hút công nghệ hợp lý nếu không muốn trở thành bãi rác công nghệ của thế giới.

Thứ ba, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi tiêu cực về mặt xã hội như khoảng cách giàu nghèo tăng lên, cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, ô nhiễm môi trường lan rộng. Những thay đổi này sẽ gây ra nhiều cản trở cho quá trình phát triển kinh tế đất nước, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Vẫn biết toàn cầu hóa phát sinh do những toan tính của chủ nghĩa tư bản, nó tạo nên một sự bất bình đẳng giữa các nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển, đang phát triển nhưng “những người thua cuộc thật sự trong thế giới còn rất bất bình đẳng ngày nay không phải là những người đã đối mặt với toàn cầu hóa mà là những người bị gạt ra ngoài lề của quá trình ấy” [1, tr.22]. Trong bối cảnh toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc chuyển nền kinh tế đất nước theo hướng phát triển dựa vào tri thức, gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn.

Đảng ta khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức

độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp… Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các ngành kinh tế” [4, tr.96-97]. Việt Nam hoàn

toàn có cơ hội rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng cách đưa đất nước bước vào quá trình toàn cầu hóa để tiếp nhận các cơ hội về vốn, công nghệ - kỹ thuật, tri thức, quản trị, thị trường từ đó các lợi thế so sánh của đất nước có điều kiện bộc lộ rõ hơn, như lợi thế về nguồn tài nguyên con người, tài nguyên thiên nhiên, sự ổn định về chính trị xã hội. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 60 - 63)