Thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 69 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.3. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

2.3.1. Thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức gắn với phát triển kinh tế tri thức

* Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Trong những năm qua, có thể thấy tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đang đi theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2000 đến năm 2009, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 65% xuống còn khoảng 50%, lao động trong các ngành công nghiệp tăng từ 13% đến gần 23% và lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 15% lên khoảng 27% [19, tr.13]. Nếu như đầu thập niên 90 của thế kỷ XX gần như toàn bộ lao động tăng thêm đều làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thì đến cuối thập kỷ, tức là sau khoảng gần 10 năm, chỉ còn khoảng 1/2 số lao động tăng thêm làm việc ở khu vực nông nghiệp. Trong giai đoạn 2001 - 2007, có khoảng 1 triệu lao động tăng thêm thì tất cả số này đều vào khu vực công nghiệp hoặc khu vực dịch vụ. Đây được xem là “điểm ngoặt” về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, lao động nông nghiệp giảm về số tuyệt đối. Nền kinh tế đạt một dấu mốc quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24, tr.230-231].

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm đặc biệt là chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế tri thức và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung vẫn ở mức trung bình, chậm thay đổi. Giá trị công nghiệp của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên (dầu thô và khí nguyên), lợi thế sản phẩm nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động. Các sản phẩm mang tính công nghiệp thực sự chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm. Những ngành công nghệ cao chưa phát triển, những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ chậm phát triển. Điều đó cho thấy năng lực sản xuất theo chiều sâu của nền kinh tế nước ta không tăng lên, tác động đến hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội trong nông nghiệp và ở nông thôn từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện sản xuất và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động trong nông nghiệp ngày càng cao, làm thay đổi diện mạo của nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân.

Đến nay, việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức đã được những thành tựu đáng kể: Sản xuất lương thực chủ yếu là sản xuất lúa tạo ra thặng dư lương thực lớn; sản xuất lúa đã chuyển thành ngành sản xuất hàng hóa lớn với sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Đã và đang hình thành được những vùng sản xuất cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung hướng vào xuất khẩu. Đã và đang hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả như nông trại và doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng, đặc biệt là trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản; nghiên cứu phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Năm 2007, cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn tính chung cho cả nước như sau: trồng trọt chiếm 37,8%, chăn nuôi 19,4%, các hoạt động phi nông nghiệp là 34,4% [23, tr.56-57]. Qua đó cho thấy, nền nông nghiệp tiểu nông đang được thay bằng nông nghiệp thương phẩm - công nghiệp hóa; hàm lượng kinh tế tri thức trong sản phẩm nông nghiệp tăng và nông thôn truyền thống đang chuyển dần sang nông thôn mới với công nghiệp hóa và đô thị hóa.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp là theo chiều rộng và chưa hiệu quả, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Các ngành sản xuất nông nghiệp như sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào hương pháp truyền thống, kỹ thuật, công nghệ còn thấp; vẫn còn thiếu nhiều điều kiện về khoa học - công nghệ thích ứng để xây dựng nền nông nghiệp ngày càng hiện đại. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô, chất lượng thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Đời sống văn hóa - xã hội, chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng do tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa.

* Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Nguồn lực con người là một trong những điểm mấu chốt, là thành tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Nguồn lực con người không chỉ đáp ứng vấn đề số lượng mà còn đảm bảo vấn đề chất lượng của lực lượng sản xuất. Dù ở thời đại nào, con người cũng luôn là yếu tố quyết định sức mạnh của một quốc gia.

Xét tổng thể, nguồn lao động của Việt Nam có quy mô lớn và đang bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Hiện nay, dân số Việt Nam đã lên đến con số trên 86 triệu người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63%, tốc độ tăng dân số ở độ tuổi lao động là 2,5%, lao động từ 20- 39 tuổi chiếm 50% tổng lực lượng lao động [25, tr.34]. Tính đến năm 2008, số lao động tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên của cả nước là 2703,2 nghìn người, chiếm 5,69% lực lượng lao động. Từ năm 2001 đến nay, số lao động trình độ trên đại học tăng lên đáng kể, tính đến năm 2007, có 17.996 người có trình độ tiến sĩ và 78.555 người có trình độ thạc sĩ [30, tr.15-16]. Đây là một nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và đây cũng là thành tựu của một quá trình dài hạn đầu tư cho nguồn lực con người.

Tuy nhiên, cái thiếu và yếu lớn nhất hiện nay chính là sự tương ứng giữa số lượng và chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định đến trình độ của lực lượng sản xuất. Do sự mất cân đối trong đào tạo, tỷ lệ lao động kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa tương xứng. Nếu chuẩn mực thế giới đòi hỏi tương

quan giữa số người tốt nghiệp các cấp đào tạo là 1 cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở Việt Nam tỷ số tương ứng là 1 - 0,93 - 3,03. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy” [25, tr.34]. Số lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao trong số người thuộc độ tuổi lao động. Nguồn cung nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao tăng nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, nhất là cho khu vực sản xuất kinh doanh, ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao, các khu kinh tế trọng điểm. Việc phát huy tính sáng tạo của con người Việt Nam vẫn còn vướng phải những rào cản từ thể chế nền kinh tế, từ những hạn chế của tư tưởng phong kiến, của nền kinh tế tiểu nông, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ vẫn còn in đậm dấu ấn trong cuộc sống của người Việt Nam.

Những hạn chế trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triền nền kinh tế tri thức ở nước ta. Bởi người lao động, đặc biệt là người lao động có trình độ chuyên môn cao không chỉ là nền tảng cho những sáng tạo mà còn là đội ngũ giúp cho những tri thức và công nghệ đó đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng và hữu hiệu nhất.

Hiện nay, ở nước ta nhiều thành tựu khoa học và công nghệ đã được đưa vào áp dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông. Nhiều sản phẩm công nghệ đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, cạnh tranh được với công nghệ, sản phẩm tương tự nhập ngoại. Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ được tăng lên; khả năng tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài tăng lên. Một số doanh nghiệp đã tổ chức nghiên cứu đổi mới công nghệ để vừa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, vừa phát huy năng lực sáng tạo, đẩy nhanh tốc độ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ.

Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh về công nghệ cũng như sự phát triển của khoa học và nghiên cứu khoa học trong nước còn nhiều yếu kém. Kết quả ứng dụng còn ít, số công trình công bố, số bằng sáng chế phát minh trên đầu cán bộ R&D rất thấp so với các nước. Thị trường khoa học và công nghệ chậm được hình thành. Sự gắn

kết hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh còn yếu. Đầu tư cho đổi mới công nghệ, cho nghiên cứu phát triển, cho đổi mới thiết bị - công nghệ rất thấp. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông còn yếu, đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ thông tin trong nước.

Tình hình trên cũng nói lên rằng nền kinh tế nước ta còn dựa chủ yếu vào tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ, chưa dựa vào tri thức, khoa học, công nghệ, chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ và tư duy sáng tạo của con người Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta còn nặng về đầu tư chiều rộng mà nhẹ đầu tư chiều sâu, nặng về đầu tư hữu hình mà nhẹ đầu tư vô hình. Nghĩa là chưa phát huy được một cách toàn diện, tối đa và có hiệu quả các nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất để từ đó tạo được bước tiến cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, hoàn thành các mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

* Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành và phát triển. Nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh. Việc kiện toàn các công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006 - 2010, doanh nghiệp nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến [4, tr.153].

Những thành tựu này góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện các nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Tuy nhiên, trong cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cũng còn những hạn chế và đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả hoạt động còn thấp; việc sắp xếp, đổi mới còn chậm, chủ yếu mới là số doanh nghiệp quy mô nhỏ, mức vốn thấp; độc quyền nhà nước đã được biến thành độc quyền kinh doanh của nhiều tổng công ty nhà nước. Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên, nhưng tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu chủ yếu còn thấp và giảm. Kinh tế tư nhân đăng ký nhiều về số lượng, nhưng thực tế đưa vào hoạt động còn ít; quy mô còn nhỏ bé nên tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu cũng còn thấp; ngay cả về số lượng thì mật độ doanh nghiệp vẫn còn ít.

Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình tạo lập nền kinh tế thị trường cần phải gắn kết với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 tương đương với 137% GDP. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt trên 18% một năm trong giai đoạn 2000 - 2008. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, chuyển từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Đây cũng là thành tựu của việc chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu bằng mô hình công nghiệp hóa theo hướng nhập khẩu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế [19, tr.91].

Sản xuất hàng xuất khẩu đang chuyển biến theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến, giảm các sản phẩm thô, đa dạng hóa các loại sản phẩm hàng hóa, hàm lượng tri thức trong các sản phẩm xuất khẩu ngày một tăng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành công trong việc thu hút vốn ODA, FDI, góp phần thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, trong xuất khẩu ngành công nghiệp giai đoạn 2002 - 2006, tốc độ tăng sản phẩm xuất khẩu các ngành công nghệ cao và ngành sử dụng công nghệ trung bình của nước ta rất chậm từ 7,2% năm 2002 lên 8,4% năm 2006. Hiện nay, tỷ

lệ này còn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực ở thời điểm phát triển tương đương [21, tr.24]. Điều này cho thấy, hàm lượng tri thức trong các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu nói riêng và các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung vẫn

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)