Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 41 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế tri thức

Nhìn từ chiều sâu của tiến trình lịch sử phát triển của nền sản xuất vật chất, chúng ta có thể thấy rõ vai trò ngày càng tăng của tri thức. Từ khi con người xuất hiện, mỗi sản phẩm do con người làm ra từ những công cụ sản xuất hết sức thô sơ đến những máy móc hiện đại mang tính tự động hóa cao. Từ những kỹ thuật tưới tiêu, trồng trọt, chăn nuôi đơn giản đến việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất. Tất cả đều mang dấu ấn của tri thức, đều là kết quả của sự tác động giữa tri thức với tài nguyên vật chất. Tri thức phát triển cùng với các phương thức sản xuất, cùng với các giai đoạn phát triển nối tiếp nhau của xã hội loài người.

Tuy nhiên, phải đến khoảng giữa thế kỷ XX, khi kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển và bắt đầu suy thóai, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lâm vào khủng hoảng; chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ (1939 - 1945) đã làm gia tăng nhu cầu về điều khiển từ xa và tự động hóa các đạn pháo cao xạ, các tên lửa. Tất cả đòi hỏi phải có những nghiên cứu cần thiết để khắc phục những hạn chế, đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến. Từ đó, ba phát minh vĩ đại nhất của trí tuệ nhân loại nữa đầu thế kỷ XX đã ra đời là: Thuyết tương đối của Albert Einstein, thuyết lượng tử của Planck và phát hiện mật mã di truyền của Crick và Waston. Đây là nguồn gốc của sự phát triển mang tính đột phá của khoa học và công nghệ thế kỷ XX. Với sự ứng dụng những thành tựu của các khoa học ấy vào thực tiễn hình thành các công nghệ mới như: công nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, đem lại những biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời sống con người. Đến thập kỷ 1970, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại chính thức bắt đầu. Cuộc cách mạng đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp, được gọi là nền kinh tế tri thức hay kinh tế dựa vào tri thức. Đây cũng là giai đoạn tiêu biểu của nội dung “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”.

Ngay từ khi xuất hiện nền kinh tế tri thức, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “kinh tế tri thức”. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra công nghệ,

phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra nhiều của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Ngân hàng Thế giới (WBI)

cho rằng: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa vào tri thức như là động lực chính

cho sự tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó tri thức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển” [26, tr.152].

Đây là các định nghĩa này được sử dụng tương đối phổ biến khi đề cập đến nền kinh tế tri thức. Do tính mới của nền kinh tế tri thức và thực tiễn nền kinh tế tri thức chưa phát triển hoàn thiện nên các quan niệm về kinh tế tri thức vẫn chưa hoàn chỉnh và thời gian tới sẽ còn nhiều biến đổi, mở rộng hơn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận diện nền kinh tế tri thức qua các đặc trưng sau:

Thứ nhất, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành vốn quý nhất và là nguồn lực hàng đầu để tăng trưởng. Của cải tạo ra dựa vào tri thức nhiều hơn là dựa

vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ bắp. Vốn tri thức không giống như các loại vốn vật chất khác dễ hư hao hoặc mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin dễ chuyển giao và chia sẻ. Đây là nền kinh tế này tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững thông qua việc tìm ra các công nghệ sạch, phổ biến tri thức, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa.

Thứ hai, trong nền kinh tế tri thức, tư duy sáng tạo và phát triển công nghệ mới đặc biệt là các ngành công nghệ cao trở thành chìa khóa cho nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển. Nền kinh tế tri thức có tốc độ tăng trưởng

cao, cơ cấu dịch chuyển nhanh theo hướng gia tăng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức tạo nên biến đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động của nền kinh tế. Đi đôi với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm ít đi, số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm tăng lên, lực lượng công nhân trí thức tăng nhanh và dần trở thành lực lượng chủ yếu.

Thứ ba, công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mạng thông tin phủ khắp nước và trên thế giới, liên kết các gia đình, các tổ chức và các

quốc gia. Thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có sự tác động của thông tin. Mạng thông tin là môi trường thuận lợi nhất cho sự sáng tạo.

Thứ tư, trong nền kinh tế tri thức, chu kỳ đổi mới của công nghệ ngày càng ngắn, càng nhanh, năng lực sáng tạo của con người mở ra vô tận. Yếu tố định năng

lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có chất lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng ngắn hơn.

Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Các sản phẩm và thị

trường ngày càng có tính toàn cầu. Nhiều nước cùng tham gia vào sản xuất một sản phẩm. Một sản phẩm được tiêu thụ ở nhiều thị trường nhiều nước. Sự sản sinh, truyền bá, sử dụng tri thức không thể nằm trong biên giới quốc gia.

Thứ sáu, dân chủ hóa được thúc đẩy vì mọi người đều dễ dàng truy cập thông

tin mà mình cần. Mọi người dân đều có thể biết được các chủ trương, chính sách một cách chính xác, kịp thời. Các cơ quan chức năng không thể hoạt động trái luật. Mối liên kết giữa chính quyền và người dân bền vững.

Thứ bảy, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế học hỏi, giáo dục và đào tạo được

đầu tư cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất. Mọi người học tập thường xuyên bằng các loại hình đào tạo đa dạng: học ở trường, học từ xa, học trên mạng thông tin, học suốt đời.

Như vậy, trong nền kinh tế tri thức, lao động trí óc là nguồn gốc quan trọng của sự phát triển sản xuất và thành quả của nó - tri thức - trở thành hạt nhân cho phát triển kinh tế, sự giàu có của xã hội. Tri thức đã vượt qua các nhân tố sản xuất

truyền thống là vốn và sức lao động để trở thành nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của các quốc gia.

Xét về mặt lực lượng sản xuất, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Vai trò chủ đạo của lao động cơ bắp trong quá trình sản xuất từng bước được thay thế bằng lao động trí

tuệ. Yếu tố trí tuệ quan trọng hơn yếu tố vật liệu tự nhiên trong tư liệu sản xuất; và lao động quản lý dần chiếm ưu thế so với lao động sản xuất trực tiếp [20, tr.22-23].

Nên về mặt quan hệ sản xuất, sở hữu trong nền kinh tế tri thức trước hết và chủ yếu là sở hữu trí tuệ, sở hữu tri thức. Trong nền kinh tế này, tri thức, trí tuệ là nguồn lực cơ bản nhất của quốc gia. Ai nắm được tri thức, có khả năng điều tiết, chi phối nó, kẻ đó có sức mạnh chi phối sự phát triển xã hội theo mục tiêu và lợi ích của mình [20, tr. 23-24].

Vậy, ai sở hữu tri thức? Tri thức với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế tri thức thuộc quyền sở hữu của người lao động, không tách khỏi người lao động. Như vậy, khi nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức thì người lao động phải thực sự được làm chủ tri thức của mình, hợp tác với nhau, bình đẳng trong tổ chức sản xuất kinh doanh, trong việc tạo ra và phân phối của cải. Vì thế, chế độ sở hữu trong nền kinh tế tri thức phải mang tính chất xã hội. Tri thức là tài sản chung của toàn xã hội chứ không thuộc sở hữu của riêng ai cả. Tri thức là hàng hóa công cộng toàn cầu. Đây là sự thay đổi tất yếu của quan hệ sản xuất phù hợp với sự chuyển biến của lực lượng sản xuất xã hội từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa vào tri thức.

Tuy nhiên, trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chế độ sở hữu vẫn là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Tư bản không chỉ sở hữu máy móc, vật tư mà còn sở hữu chất xám và những điều kiện để sản xuất thông tin và tri thức. Tri thức với tư cách là tài sản chung, là hàng hóa công cộng lại bị chiếm hữu tư nhân vì mục đích lợi nhuận. Lẽ ra tri thức và thông tin phải được chia sẽ cho mọi người, được sử dụng vì sự giàu có, hạnh phúc, sự phát triển của con người. Nhưng sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, sự gia tăng toàn cầu hóa hiện nay làm cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhanh chóng: tình trạng bất công xã hội, sự suy thoái về văn hóa, đạo đức, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

Song, kinh tế tri thức trong quá trình toàn cầu hóa mang lại những cơ hội to lớn chưa từng thấy trong sự phát triển của nhân loại. Đó là cơ hội để các nước rút

ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết dựa vào tri thức để thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền kinh tế tri thức, từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới, có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc khai thác các nguồn tài nguyên hiện hữu.

Kinh tế tri thức là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Kinh tế tri thức được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Từ đó mà tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nó thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học. Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng ra tăng hàm lượng khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp.

Thế nên, tuy cơ sở vật chất - kỹ thuật mới và cơ cấu lao động xã hội mới của nền kinh tế tri thức vẫn còn vận động trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Nhưng xét về tiến trình lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội của nền kinh tế tri thức không phải là cơ sở của chủ nghĩa tư bản, mà của một xã hội hậu tư bản đang lớn mạnh trong lòng chủ nghĩa tư bản.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, một quốc gia muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức cần hình thành bốn trụ cột chính, đó là:

Giáo dục theo tiêu chuẩn cao, để người dân được giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức, từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao;

Hệ thống sáng tạo và ứng dụng công nghệ có hiệu quả. Một mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia, cố vấn, doanh nghiệp tư nhân,

các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và ứng dụng tri thức cho các nhu cầu của đất nước,và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết;

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông năng động, hữu hiệu, thuận lợi cho việc truyền bá, xử lý thông tin;

Môi trường kinh tế và hệ thống thể chế các chính sách kinh tế thuận lợi cho lưu thông các dòng tri thức, khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông.

Xây dựng và phát triển kinh tế tri thức là cần thiết và phù hợp với các quốc gia đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội không gì khác là phát triển nhanh kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội có năng suất, chất lượng cao, của cải tạo ra dồi dào, lao động cần thiết ít đi và lao động cơ bắp giảm tối thiết. Và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho con người phát triển mọi khả năng, mở đường cho kinh tế tri thức phát triển. Tri thức trở thành của cải chung của xã hội và mọi người đều có quyền trong quá trình sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế tri thức, Đại hội XI của Đảng đã khẳng định thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đi đôi với chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa lực lượng sản và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay (Trang 41 - 46)