XUẤT VÀ PHÂN PHỐI RAU QUẢ
3.1.Định hướng
Định hướng sản xuất rau quả trên cả nước cả nước
Định hướng quy hoạch và phát triển rau quả Việt Nam của Cục Trồng Trọt – Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn năm 2011 đã đề ra:
Mục tiêu và định hướng quy hoạch
- Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệtiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
- Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
- Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phù hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng thị trường trong nước đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu. Đổi mới cơ cấu sản xuất rau quả hợp lý để nâng cao năng suất và tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến... và các dịch vụ cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra đối với sản xuất rau quả ngay tại địa bàn nông thôn, góp phần phát triển sản xuất bền vững và cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn.
- Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: nhãn Lồng, vải thiều Thanh Hà, Cam sành, Thanh long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú sữa và Măng cụt… Mỗi tỉnh cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả hội đủ các điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng hoá chủ lực, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Về chính sách
- Thực hiện rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển đến năm 2020.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn .
- Ngân sách Nhà nước hổ trợ cho công tác điều tra cơ bản xác định vùng sản xuất, xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, kho bảo quản, xúc tiến thị trường, chợ bán buôn, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm vào các vùng trồng rau truyền thống, có điều kiện thuận tiện về cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện để sản xuất rau an toàn, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ việccấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau an toàn ở những địa phương đủ điều kiện.
- Hỗ trợ nông dân trong bảo quản bằng việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, khuyến khích áp dụngquy chuẩn QCVN 01-09: 2009/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở chế biến rau quả - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).
Về kỹ thuật, khoa học và khuyến nông
- Tổ chức chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất giống rau, tăng cường công tác quản lý chất lượng giống đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống rau trên địa bàn.
- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất cho từng chủng loại rau, đặc biệt là các loại rau có khả năng tiêu thụ và thích ứng cao với điều kiện tự nhiên của địa phương.
- Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất rau an toàn (đặc biệt hướng dẫn và quản lý chặt chẻ việc thực hiện các biện pháp canh tác có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng rau như chủng loại và số lượng phân bón, loại thuốc BVTV sử dụng, thời gian cách ly, nguồn nước sử dụng...) và chỉ đạo thực hiện đúng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý tốt chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường.
-Tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho rau đã được Bộ NN & PTNT cho phép sử dụng.
- Nghiên cứu toàn diện về điều kiện sinh trưởng phát triển các loại rau, cần nghiên cứu các yếu tố can thiệp để đưa các giải pháp đầu tư cho việc trồng rau trái vụ bằng công nghệ làm nhà lưới, phun mưa, tưới nhỏ giọt và những vấn đề kỹ thuật khác... để xác định được hiệu quả kinh tế của các loại rau trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu và ban hành quy trình áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh cho các loại rau, đặc biệt khuyến cáo sử dụng thiên địch, các loại thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp nằm trong danh mục được phép sử dụng cho rau quả.
- Xác định, khuyến cáo và chuyển giao quy trình, tiến bộ kỹ thuật, biện pháp canh tác, công nghệ sau thu hoạch ...có tính thực tiễn cao với địa phương bằng nhiều hình thức như: Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo, các tờ rơi, tài liệu phát tay, các chương trình, các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tập huấn chuyển giao công nghệ sau thu hoạch, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh sau thu hoạch.
3.2.Giải pháp đối với tiêu thụ rau quả trên địa bàn TP Huế
Về nguồn cung rau quả: Người tiêu dùng ngày càng hiểu biết về an toàn thực phẩm, các loại rau quả bày bán trên thị trường ẩn chứa những mối nguy hiểm đến sức khỏe của con người, đặc biệt trong thời gian gần đây người tiêu dùng đang lo lắng mua phải rau quả có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, các siêu thị và các tiểu thương nên nhập rau quả từ những cơ sở sản xuất uy tín ngay tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ những loại rau quả không thể sản xuất ngay tại địa phương thì tìm nguồn hàng từ những vùng sản xuất có quy mô và chất lượng như nhập các loại rau ôn đới từ Lâm Đồng, các loại quả nhiệt đới tại các tỉnh phía Nam.
Về giá: Mặc dù giá là yếu tố không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua rau quả của người tiêu dùng, tuy nhiên theo đánh giá của người trả lời thì siêu thị là nơi có giá cao hơn các chợ. Siêu thị nên có sự hợp tác lâu dài và ổn định với các nhà cung cấp để nhận được những ưu đãi về giá cả. Bên cạnh đó cần có biện pháp thông tin cho khách hàng lý do giá cả của mình đắt hơn như: chất lượng tốt hơn, an toàn, gian hàng được trang bị kỹ thuật tốt để bảo quản rau quả tốt hơn.
Địa điểm bán rau quả là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với người tiêu dùng, thông thường sự thuận tiện là yếu tố đầu tiên tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm mua rau quả. Đối với các tiểu thương tại chợ, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tại quầy hàng đồng thời có những biện pháp nhằm bảo quản rau quả tươi sạch. Đối với các siêu thị: nên có định hướng phát triển chuỗi cửa hàng nhỏ để tiếp cận trên quy mô lớn với người tiêu dùng.
Để rau quả của địa phương tiêu thụ mạnh tại địa bàn, cần có sự hợp tác giữa người sản xuất và người thu mua. Cần có thông tin rõ ràng về nguồn cung rau quả, đây vừa là cách để người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng vừa là cách tạo nên một thương hiệu rau ngay tại địa phương.
Bên cạnh đó, sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn ngày càng phổ biến, do vậy các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất, các siêu thị và tiểu thương tại chợ cần có những định hướng cụ thể để trong tương lai trên thị trường chỉ xuất hiện rau quả an toàn. Khuyến khích các cơ sở sản xuất rau an toàn, hỗ trợ giống, kỹ thuật; thông tin cho người tiêu dùng về rau an toàn; xây dựng, phát triển và quảng bá những thương hiệu rau quả an toàn để phát triển lâu dài.
3.3.Giải pháp siêu thị Thuận Thành II cung cấp rau quả ra thị trường
Dựa trên các kết quả đã phân tích trong chương 2, bản thân người nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp sau đây nhằm hỗ trợ HTX TM - DV Thuận Thành trong việc cung cấp mặt hàng rau quả ra thị trường trong thời gian tới:
Giải pháp trước mắt:
- Người tiêu dùng rất quan tâm đến độ tươi sạch và các đặc tính bên ngoài của rau quả, tuy nhiên theo quan sát thực tế của người nghiên cứu tại siêu thị thì rau quả cũ của ngày hôm trước dù bị dập úng vẫn được để chung với rau quả mới nhập về và do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính cảm quan của rau quả mới. Do đó điều đầu tiên là khắc phục tình trạng để chung rau quả cũ và mới, cần phải nhanh chóng xử lý rau quả đã hư hỏng, hoặc tách riêng chờ xử lý.
- Lượng rau quả nhập về trong ngày cần được tính toán và dự báo trước để tránh tình trạng dư thừa, đồng thời kết hợp với bộ phận chế biến để tiêu thụ hết lượng rau quả nhập về ngay trong ngày.
- Tính an toàn của rau quả là yếu tố rất quan trọng do đó siêu thị Thuận Thành II cần chú ý đến vấn đề an toàn của rau quả nhập về, chỉ nhập hàng từ những cơ sở sản
xuất có uy tín, chất lượng và an toàn. Đặc biệt nên nhập rau quả từ các cơ sở sản xuất rau an toàn để được đảm bảo về chất lượng đồng thời giảm thiểu chi phí kiểm định lại chất lượng của rau quả.
- Đối với gian hàng bày bán rau quả, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, giữ lạnh đối với những loại rau quả dễ bị hư hỏng bởi nhiệt độ cao; đồng thời cũng nên chú ý đến cách trưng bày, sự kết hợp tốt giữa màu sắc và hình dáng của các loại rau quả có thể sẽ tạo sự thu hút cho người tiêu dùng đi siêu thị.
Giải pháp lâu dài:
- Tại thành phố Huế, ngoài hai siêu thị lớn là Co.opmart Huế và Big C Huế đều cung cấp rau an toàn thì các chợ lớn nhỏ rải rác trên khắp địa bàn đều cung cấp rau quả có nguồn gốc không rõ ràng. Mặt khác, các siêu thị chỉ có tại một số địa điểm nhất định, trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu thì người dân rất quan tâm đến sự thuận tiện. Do đó, để phát triển lâu dài, HTX TM – DV Thuận Thành nên đầu tư xây dựng chuỗi các cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn, gồm rau quả, thịt, cá và các thực phẩm tươi sống khác. Đây là cách làm hay để có thể tiếp xúc dễ dàng hơn với người tiêu dùng.
- Một giải pháp khác là HTX TM – DV Thuận Thành có thể trở thành nhà phân phối lại rau quả cho các địa điểm bán khác.
- Mặc dù người tiêu dùng quan tâm nhiều đến tính an toàn của rau quả, tuy nhiên họ vẫn lựa chọn địa điểm mua chủ yếu dựa vào sự thuận tiện đi lại. Để có thể thay đổi thói quen này của người tiêu dùng thì việc đầu tiên là tuyên truyền, khuyến cáo cho người tiêu dùng những nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm mà họ có thể gặp phải, đồng thời công bố cho người tiêu dùng biết siêu thị cung cấp rau quả an toàn ra thị trường.
- Hợp tác lâu dài với các cơ sở sản xuất rau quả an toàn nhằm khuyến khích các cơ sở tiếp tục duy trì việc sản xuất, hơn nữa khuyến khích các cơ sở khác cũng tiến hành sản xuất rau quả theo mô hình đảm bảo an toàn.