CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA RAU QUẢ CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.2.1. Khái quát đặc điểm mẫu điều tra
Nghiên cứu được thực hiện trên thành phố Huế, mẫu điều tra là 132, số phiếu phát ra là 132 phiếu, thu về 127 phiếu, trong đó có 8 phiếu không hợp lệ và bị loại bỏ. Xử lý và phân tích dữ liệu dựa trên 119 bản hợp lệ.
Cơ cấu mẫu điều tra tra theo phường
Trong số mẫu thu về, phường An Cựu có 33 mẫu, phường Phú Hội có 14 mẫu, phường Phú Hòa có 10 mẫu, phường Tây Lộc có 27 mẫu, phường Thuận Lộc 23 mẫu và phường Vĩnh Ninh 12 mẫu.
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Đối tượng được phỏng vấn là những người thường xuyên mua thực phẩm cho gia đình. Đối với công việc này phụ nữ thường là người thực hiện, tuy nhiên vẫn có sự tham gia của nam giới. Từ kết quả quan sát có thể thấy rằng trong tổng số 119 người trả lời thì có đến 102 người trả lời là nữ, chiếm 85,7 %; chỉ có 17 nam, chiếm 14,3%, điều này rất thực tế và hoàn toàn phù hợp.
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Độ tuổi của người trả lời có số lượng cao nhất là từ 26 đến 40 tuổi, chiếm 45,4%; tiếp theo là nhóm người có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi, chiếm 31,9%; số ít còn lại là những người có độ tuổi dưới 25 tuổi và trên 55 tuổi, lần lượt chiến 10,1 % và 12,6 %. Có thể thấy đa số người đi chợ có độ tuổi trong khoảng 26 đến 40, tuy nhiên nếu xét chung nhóm tuổi từ 41 đến 55 tuổi và trên 55 tuổi cho thấy rằng đây cũng là nhóm tuổi đi chợ nhiều không kém. Điều này có thể lý giải rằng nhóm tuổi từ 26 đến 40 tuổi là những người đang trong độ tuổi lao động, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi này thường là những người vừa làm kinh tế vừa chăm lo cho gia đình, còn đối với nhóm tuổi trên 40 thường là những người có cuộc sống kinh tế gia đình đã ổn định nên không quá bận rộn hoặc là những người đã về hưu, do đó hết hầu những người trong các nhóm tuổi này thường là những người làm nhiệm vụ nội trợ trong gia đình.
Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp và học vấn
Qua kết quả khảo sát, có 76 người trả lời có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống, chiếm 63,9%, trong đó bao gồm 7 người là hưu trí, 17 người nội trợ và 52 người làm việc tự do; có 39 người có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, chiếm 32,8%,
đa số họ là công nhân viên chức (21 người), 9 người là sinh viên, 6 người là hưu trí và có 1 người làm việc tự do; chỉ có người có trình độ học vấn trên đại học, chiếm 3,4% và tất cả họ đều là công nhân viên chức.
Cơ cấu mẫu theo thu nhập
Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo thu nhập
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Phần lớn các hộ điều tra đều có thu nhập từ 20 triệu trở xuống. Trong 119 hộ thì có tới 62 hộ có thu nhập từ 10 – 20 triệu chiếm 52,1%; 53 hộ có thu nhập dưới 10 triệu, chiếm 44,5%; chỉ có 4 hộ có thu nhập từ 20 đến 30 triệu, chiếm 3,4% và không có hộ nào có thu nhập trên 30 triệu. Con số này phù hợp với thực tế tại thành phố Huế, đây là thành phố có mức sống và mức thu nhập còn thấp so với các thành phố lớn khác trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…
Cơ cấu mẫu theo chi phí thực phẩm trung bình hàng tháng
Chi phí Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 1,5 triệu 8 6,7 Từ 1,5 đến 3 triệu 55 46,2 Từ 3 đến 4,5 triệu 53 44,5 Trên 4,5 triệu 3 2,5 Tổng 119 100,0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Chi phí thực phẩm trung bình hàng tháng từ 1-3 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,2%, tiếp theo là 44,5% hộ gia đình có chi phí thực phẩm từ 3-4,5 triệu. Số hộ có chi phí thực phẩm dưới 1,5 triệu và trên 4,5 triệu chiếm tỷ lệ rất thấp lần lượt là 6,7% và 2,5%.
Cơ cấu mẫu theo số người cùng ăn trong gia đình
Bảng 3: Số người cùng ăn trong gia đình
Số người cùng ăn Số hộ Tỷ lệ (%) 2 9 7,6 3 30 25.2 4 39 32,8 5 18 15,1 6 15 12,6 7 5 4,2 8 3 2,5 Tổng 119 100,0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Có 39 trường hợp trong gia đình có 4 người cùng ăn, chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,8%; thứ hai là trường hợp có 3 người ăn chung chiếm 25,2%; có 33 hộ gia đình có 5 đến 6 người cùng ăn chiếm 17,7%; có 9 hộ có chỉ có 2 người cùng ăn, chiếm 7,6%; xếp cuối cùng là các hộ có 7 đến 8 người cùng ăn, có 8 hộ và chiếm tỷ lệ 6,7%. Các gia đình có 2 thế hệ sống cùng nhau thường có 3,4, 5 người. Những gia đình chỉ có 2 người ăn là những trường hợp có con đi học, đi làm xa, mới lập gia đình. Những gia đình có 6, 7, 8 người cùng ăn là những gia đình có 3 thế hệ, những gia đình anh chị em sống chung với nhau.
Số người cùng ăn là yếu tố quyết định rất lớn đến chi phí thực phẩm của các hộ gia đình. Mức chi phí dưới 1,5 triệu là của các hộ gia đình có 2, 3 người cùng ăn; trong khi
đó có 55 gia đình có mức chi phí từ 1,5-3 triệu là của các hộ có 2 đến 5 người cùng ăn; các mức chi phí lớn hơn đều nằm trong các hộ có số người cùng ăn nhiều hơn, cụ thể mức chi phí từ 3-4,5 triệu có 53 gia đình có số người cùng ăn từ 3 đến 5 người; đặc biệt mức chi phí cho thực phẩm trên 4,5 triệu chỉ có các gia đình có số người ăn từ 6-7 người. Tuy nhiên chi phí thực phẩm trung bình không chỉ phụ thuộc vào số lượng người cùng ăn mà còn phụ thuộc vào thu nhập của gia đình. Có những gia đình có ít người nhưng vẫn chi tiêu cho thực phẩm lớn nguyên do là họ có thu nhập cao; ngược lại những gia đình tuy có số người cùng ăn nhiều nhưng do thu nhập của họ không cao nên mức chi tiêu cho thực phẩm cũng thấp.