THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận gò vấp thành phố hồ chí minh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 42)

Gò Vấp ngày nay là một quận ven ở phía Tây bắc của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Gò Vấp giáp ranh với quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và quận 12. Gò Vấp là cửa ngỏ nối liền trung tâm thành phố với các tỉnh miền Đông Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, có sông Bến Cát, 1 phụ lưu của sông Sài Gòn bao bọc, tiếp cận phi trường Tân Sơn Nhất và đường xe lửa Bắc Nam [45].

Gò Vấp hiện có 1920 ha diện tích tự nhiên, chiếm tỉ lệ 0,93% diện tích toàn thành. Từ năm 2006 đến nay, quận Gò Vấp có 16 phường. Tổng số dân theo thống kê là 468.000 dân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12%.

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

- Khái quát về kinh tế Gò Vấp: Gò Vấp phát triển kinh tế theo hướng

“Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ”. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng bình quân 19,4% năm. Một số mặt hàng chủ lực như may mặc, giày da, đồ gỗ có tỷ lệ hàng hóa phục vụ xuất khẩu cao, đã góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 64,3% trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù chỉ chiếm 0,7% trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang sản xuất mặt hàng bon sai, hoa kiểng, ươm cấy mô phong lan, nuôi trồng thủy sản tạo ra giá trị thu nhập cao, giữ được một số ngành nghề truyền thống. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, đã hình

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận gò vấp thành phố hồ chí minh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 42)