Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận gò vấp thành phố hồ chí minh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 45 - 57)

trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học

Xác định nội dung chương trình là pháp lệnh bắt buộc cho nên HT quán triệt nội dung chương trình cho GV nắm trong hội nghị chuyên môn đầu năm. Để quản lý việc thực hiện nội dung chương trình của GV, HT đã chỉ đạo thực hiện như sau:

- Nhà trường biên soạn, in sổ báo giảng và phát cho mỗi GV một quyển sổ báo giảng để thực hiện việc ghi đầy đủ tên bài dạy, lớp dạy vào những ngày trong tuần. Việc làm này được thực hiện vào ngày cuối tuần hoặc vào Thứ hai đầu tuần. Tất cả sổ báo giảng sẽ do nhà trường quản lý, đặt tại phòng GV thuận tiện cho việc ghi chép và kiểm tra của ban giám hiệu.

- Khi lên lớp, GV phải ghi đầy đủ nội dung tên bài dạy vào sổ ghi đầu bài. Những tiết dạy thay, dạy bù đều phải ghi đầy đủ. Cuối buổi học, sổ đầu bài của các lớp sẽ nộp lại cho bộ phận quản lý của nhà trường.

- Một trong những nội dung khi họp tổ, khối chuyên môn, là GV sẽ báo cáo lại tiến độ thực hiện nội dung chương trình của mình trong 2 tuần qua. Đối với những trường hợp bị mất tiết, mất bài, nêu rõ lý do và đăng ký lịch dạy bù. Sau buổi họp tổ, khối chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn sẽ lập danh sách những GV đăng ký dạy bù báo với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Nếu được duyệt, trước khi thông báo cho HS đi học bù, GVBM sẽ báo cho GVCN nắm được lịch học phát sinh trong tuần.

- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình của GVBM dưới nhiều hình thức như: kiểm tra qua sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, tập ghi chép của HS và kiểm tra qua việc dự giờ. Đặc biệt là ở thời điểm chuẩn bị kết thúc năm học, sau khi HS đã kiểm tra học kì II, tâm lý đã thi xong, việc học tập có xu hướng đối phó, nhiều GV vì phải bận chấm bài, làm điểm… dễ dàng dạy qua loa để xong chương trình. Để tránh không xảy ra tình trạng trên, công tác kiểm tra được HT chỉ đạo thực hiện chặt chẽ hơn. Nhờ nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV và tăng cường công tác kiểm tra nên trong thời gian qua không có hiện tượng vi phạm nội dung chương trình như dồn tiết hoặc cắt xén chương trình.

2.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở quận Gò Vấp, hành phố Hồ Chí Minh

- GV đủ ở tất cả các bộ môn, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, nhiệt tình, tận tâm và hết lòng yêu thương học sinh. Đa số GV đều có tham gia các đợt tập huấn về chương trình thay sách giáo khoa trong hè do Sở GD&ĐT tổ chức, nên nắm được những vấn đề cơ bản của đổi mới PPDH.

Bảng 2.1: Thống kê tình hình GV trong năm học 2009 - 2010

TT Môn Tổng số

giáo viên Thừa Thiếu

Trình độ chuyên môn

Sau đại học Đại học Cao đẳng

1 Ngữ Văn 139 5 / / 118 21 2 Lịch Sử 46 / / / 34 12 3 Địa Lý 43 / 1 / 34 9 4 GDCD 29 / 2 / 19 10 5 Anh 109 1 2 / 107 2 6 Pháp 01 / / / 01 / 7 Toán 129 4 01 01 87 41 8 Vật lí 42 01 / / 37 5 9 Hóa học 30 / 2 1 23 6 10 Sinh học 56 1 3 / 42 14 11 C.Nghệ KTDV 17 / / / 14 3 12 C. Nghệ CN 23 / / / 13 10 13 C. Nghệ NN 10 / / / 7 3 14 Tin học 27 / 2 / 17 10 15 Âm nhạc 26 / 2 / 8 18 16 Mĩ Thuật 23 / 2 / 5 18 17 Thể dục 41 / 8 / 27 14 Tổng cộng 791 12 25 2 586 203

- HT xây dựng nề nếp dạy học của GV ngay từ đầu năm học trong hội nghị chuyên môn đầu năm, cụ thể hóa nội qui của cơ quan thành những qui định về chuyên môn đối với GV để cùng thống nhất thực hiện như: giờ lên lớp, giáo án phải được duyệt trước 1 tuần và phải có giáo án trước khi lên lớp, mượn và sử dụng ĐDDH, việc chấm trả bài cho HS, số tiết dự giờ trong tháng của GV, tổ khối trưởng, HT, các phó hiệu trưởng…Sau khi được thống nhất trong đội ngũ GV sẽ trở thành những tiêu chí để đánh giá trong học kì và cuối năm học về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV. Chính nhờ sự ổn định nề nếp dạy học đã góp phần vào việc nâng chất lượng dạy học trong nhà trường.

- HT phối hợp với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV. HT quản lý các môn học mà mình chuyên sâu, phân công các phó hiệu trưởng quản lý các môn còn lại. Một thuận lợi của tất cả các trường THCS quận Gò Vấp là mỗi đơn vị đều có 2 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn (phụ trách các bộ môn khoa học xã hội và bộ môn khoa học tự nhiên) cho nên theo rất sát hoạt động của tổ chuyên môn.

- Ban giám hiệu và tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn tham gia duyệt giáo án của GV trước khi lên lớp. Mục đích của việc kiểm tra giáo án trước khi lên lớp là xem GV có soạn đủ và đúng theo kế hoạch giảng dạy và theo phân phối chương trình; xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn hệ thống phương pháp, ĐDDH, chuẩn bị hệ thống câu hỏi…Theo phân cấp thì khối trưởng sẽ kiểm tra giáo án của GV dạy cùng khối; tổ trưởng sẽ kiểm tra giáo án của khối trưởng và ban giám hiệu sẽ kiểm tra xác suất. Công việc này đòi hỏi người tham gia kiểm tra giáo án phải làm việc nghiêm túc, có sự nghiên cứu kỹ về chuyên môn, am hiểu được những qui định của việc đổi mới PPDH. Những thiếu sót trong giáo án, được người kiểm tra trao đổi cụ thể với GV để

kịp thời bổ sung. Để GV có thời gian đầu tư cho bài dạy, sưu tầm thêm tư liệu phục vụ giảng dạy, giảm gánh nặng hồ sơ sự vụ cho GV, theo đề nghị của hội đồng chuyên môn, HT chấp thuận cho những GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp quận, GV đã trực tiếp giảng dạy khối lớp đó từ 3 năm trở lên, được HS và CMHS tín nhiệm thì được dùng giáo án cũ có bổ sung.

Thực tế tất cả GV đều có soạn giáo án trước khi đến lớp và trong giáo án có xác định mục tiêu, PPDH, ĐDDH. Về cơ bản giáo án đều thể hiện rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò nhưng vấn đề cần lưu ý rút kinh nghiệm là hệ thống câu hỏi mà GV chuẩn bị trong giáo án đều là câu hỏi phát hiện, chưa có câu hỏi nâng cao, đòi hỏi sự tư duy của HS trong việc phát hiện và làm chủ kiến thức. Thậm chí có GV trong tiết dạy, ngẫu hứng nêu lên câu hỏi mà không có sự chuẩn bị trước cho nên câu hỏi đều rơi vào tình trạng quá dài, tối nghĩa, HS khó nhận biết.

Một thực trạng cũng cần lưu ý, đó là phần hướng dẫn chuẩn bị bài cho HS. Qua khảo sát, có 70% GV đều căn cứ vào những câu hỏi đã được biên soạn trong SGK để yêu cầu HS về đọc và trả lời. Do không nhận thấy được tầm quan trọng của công việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới, nên GV không dành nhiều thời gian đầu tư vào cho nên đôi lúc khi tổ chức tiết học vẫn gặp nhiều lúng túng.

- HT chỉ đạo nâng chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn và thông qua hoạt động chuyên môn để nâng chất lượng giảng dạy của GV, học tập của HS. Những thông tin mang tính chất hành chính được triển khai đến GV dưới nhiều hình thức đảm bảo kịp thời, đầy đủ. Thời gian chủ yếu của sinh hoạt khối chuyên môn tập trung vào những nội dung sau:

Kiểm tra việc thực hiện tiến độ nội dung chương trình theo qui định. Khối trưởng và GV tham gia góp ý tiết dự giờ, tiết thao giảng đã thực hiện hoặc góp ý xây dựng tiết cho kế hoạch thao giảng của nhà trường. Thông

qua việc góp ý cho đồng nghiệp cũng chính là để GV trưởng thành hơn trong chuyên môn.

Thống nhất việc giảng dạy nội dung khó hoặc bài khó trong tuần. Xác định nội dung khó và bàn biện pháp tổ chức để giúp HS hiểu và nắm được bản chất của vấn để; Thống nhất nội dung ôn tập kiểm tra, bố cục đề kiểm tra, phân công GV ra đề kiểm tra.

Tùy theo nội dung đã được gợi ý trong sinh hoạt khối chuyên môn, khối trưởng sẽ quyết định nội dung sinh hoạt khối chuyên môn định kỳ. Đảm bảo nội dung sinh hoạt thật thiết thực, giúp người GV thấy được tầm quan trọng của sinh hoạt khối chuyên môn. Do đó, vai trò của khối trưởng chuyên môn rất quan trọng. Khối trưởng phải nghiên cứu vấn đề trọng tâm của họp khối chuyên môn lần này là gì? Chuẩn bị nội dung và phân công các thành viên trong khối thực hiện.

Chỉ đạo ban giám hiệu cùng tham dự sinh hoạt chuyên môn với tổ chuyên môn, để có cái nhìn toàn diện về hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá việc tổ chức quản lý và điều hành của tổ trưởng, kịp thời giải đáp những thắc mắc của GV liên quan đến hoạt động chuyên môn hoặc ghi nhận những ý kiến trao đổi trong ban giám hiệu và trả lời trong phiên họp chuyên môn sắp tới của nhà trường.

- Hình thành nề nếp dự giờ học tập lẫn nhau trong đội ngũ GV, nhất là trong những năm đầu khi bắt đầu triển khai giảng dạy chương trình SGK mới, đổi mới PPDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Một thuận lợi của GV các trường THCS vẫn có những tiết trống trong ngày, trong tuần và có thể tham gia dự giờ đồng nghiệp. Đối với những tiết thao giảng chuyên đề cấp quận, chỉ đạo tổ, khối chuyên môn xây dựng và triển khai áp dụng tại đơn vị, có rút kinh nghiệm sau thời gian triển khai. Chính nhờ sự kiên quyết này mà việc đổi mới PPDH đã có những chuyển biến rõ rệt. Ban giám hiệu thường

xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm GV tại đơn vị. Thông qua các hoạt động này để chỉ đạo GVBM đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn, hình thành trong HS phương pháp tự học.

Những năm đầu triển khai giảng dạy chương trình SGK mới, HT cùng các phó hiệu trưởng dự giờ hết tất cả GV được phân công giảng dạy ở học kỳ I, việc làm này góp phần động viên rất lớn đội ngũ GV giảng dạy chương trình thay sách bởi vì còn quá nhiều bở ngỡ, quá nhiều cái mới. Đặc biệt là HT thấy được những thuận lợi khó khăn của GV, cách tiếp cận với PPDH mới của GV để có những chỉ đạo sát với thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, có 50% đơn vị thì việc dự giờ trong học kỳ II được HT giao cho GV và tổ, khối trưởng chuyên môn.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập của HS là một kiểu dạy học hoàn toàn khác với kiểu dạy học truyền thống bảng đen, phấn trắng. Nét nổi bật của tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin là: Màu sắc các slide đẹp, bắt mắt; hình ảnh được GV giới thiệu đến HS đó là những hình ảnh sống động, âm thanh rõ, HS sẽ rất thích thú khi tham gia học những tiết dạy như thế này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bộc lộ những bất cập như: thầy cứ mãi mê trình chiếu, trò bị cuốn hút trước những hình ảnh, âm thanh, bài hát... được sử dụng trong giáo án và cuối cùng HS rất khó ghi lại những kiến thức cơ bản của bài học. Phương pháp học đối với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin chưa được GV hướng dẫn cho HS cách học như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Duy trì việc tổ chức hội thi GV dạy giỏi, thi làm ĐDDH hàng năm nhân ngày truyền thống trường, ngày Nhà giáo Việt Nam để đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” trong đơn vị. Đối với hội thi GV dạy giỏi cấp trường gồm có hai phần thi lý thuyết và thực hành. Nội dung thi lý thuyết có thể là phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn HS tự học, thiết kế một giáo án

hoàn chỉnh… hầu hết là những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới PPDH. Phần thực hành thì GV sẽ tham gia giảng dạy một tiết dạy trước hội đồng giám khảo của trường. Vì là năm nào cũng tổ chức thi, nên những gương mặt quen thuộc năm nào cũng xuất hiện. Số GV còn lại không dám đăng ký thi vì chưa tự tin vào năng lực của chính mình. Thiết nghĩ, hội thi GV dạy giỏi cấp trường cần phải được các nhà quản lý nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp để đây thực sự là một hoạt động chuyên môn bổ ích.

- Quản lý chất lượng dạy học của GV thông qua chất lượng các bài kiểm tra, chất lượng học tập bộ môn cuối năm. Thực tế, các nhà quản lý chỉ cứ căn cứ vào những con số biết nói để khẳng định GV giảng dạy có đạt và vượt chỉ tiêu của trường hoặc bằng mặt bằng chung của quận. Chính vì quá đặt nặng vào những con số mà vô tình tạo ra áp lực cho GV và HS. Tất cả HT chưa chỉ đạo các phó hiệu trưởng và các tổ, khối trưởng chuyên môn phân tích đánh giá kết quả của từng câu, từng bài toán dưới dạng những câu hỏi như sau:

Câu hỏi này có trong chương trình không? Phần nào của bài? GV đã có dạy phần này chưa?

Bao nhiêu % HS đạt điểm tối đa đối với câu hỏi này?

Bao nhiêu % HS không đạt hoặc không trả lời đúng câu này? Đâu là nguyên nhân?

Nếu các nhà quản lý dành thời gian để giải quyết những vấn đề tuy nhỏ này sẽ phát hiện ra được những vấn đề mà trong quá trình kiểm tra, đôi lúc chúng ta lại xem nhẹ.

2.2.3. Quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

- Đầu năm học, HT chỉ đạo GVCN tổ chức cho HS lớp mình thảo luận để đề ra nội qui học tập. Nội dung bản nội qui hướng vào những vấn đề sau:

chuyên cần; tinh thần thái độ học tập; tổ chức học tập; sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập; qui định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội qui học tập.

- Chỉ đạo cho GV thư viện kết hợp với GVCN, GVBM kiểm tra SGK, đồ dùng học tập trong những ngày học đầu tiên của năm học mới. Đối với những HS thuộc diện khó khăn, GVCN đề nghị với nhà trường giải quyết cho các em mượn SGK trong tủ sách dùng chung. Do đó, qua kiểm tra tất cả HS đều có đủ SGK và đồ dùng học tập để tham gia học tập.

- Tổ chức kiểm tra văn hóa đầu năm các môn văn hóa cơ bản gồm Văn, Toán, Anh đối với lớp 7, lớp 8 và Văn, Toán, Anh, Lý, Hóa đối với lớp 9 theo kế hoạch chung của trường. Thời gian thực hiện là vào tuần thứ 4 của tháng 9. Kết quả bài kiểm tra văn hóa đầu năm chỉ mang tính chất tham khảo, giúp cho GVBM nắm được chất lượng học tập của HS lớp mình phụ trách, đặc biệt lưu ý đến những HS có kết quả bài làm kém. GVCN và GVBM thống nhất danh sách HS yếu, kém cần được quan tâm phụ đạo và xây dựng kế hoạch phụ đạo ngay từ đầu năm học.

- Tất cả GV trước khi vào dạy bài mới đều tổ chức kiểm tra kiến thức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận gò vấp thành phố hồ chí minh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 45 - 57)