hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Ưu điểm:
- HT luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín cao trong việc quản lý tổ chức và điều hành hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Tổ chức phân công nhiệm vụ hợp lý cho các thành viên trong nhà trường.
- Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, những vấn đề cơ bản của việc đổi mới PPDH. Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên môn trong năm học để giúp GV giải quyết những thắc mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Chính nhờ làm tốt công tác này đã đưa nề nếp dạy học ổn định, góp phần vào việc nâng chất lượng dạy học ở các đơn vị.
- Tất cả GV thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình theo qui định của Bộ GD&ĐT. Có chuẩn bị kế hoạch bài dạy trước khi lên lớp. Nhiều năm qua, không có xảy ra hiện tượng GV dồn tiết, cắt xén chương trình.
- Qua nhiều năm triển khai giảng dạy chương trình SGK mới, đa số GV đã làm quen và chủ động thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp đặc trưng bộ môn, đặc biệt nâng chất lượng tổ chức hoạt động học tập nhóm, chú ý việc hình thành phương pháp tự học cho HS; sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, đa số GV thường xuyên sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy giúp học sinh hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả tiết dạy.
- Phong trào dự giờ học tập kinh nghiệm của GV được thực hiện đều đặn và có tác dụng rất lớn trong việc học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong GV. Ban giám hiệu cũng thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm trong GV, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, chỉ đạo sát thực tế, qua đó chỉ đạo đẩy mạnh việc đổi mới PPDH ở tất cả các bộ môn.
- Công tác tổ chức kiểm tra định kì theo qui định của chương trình cũng như kiểm tra học kì được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, phản ánh đúng
kết quả học tập của HS. GVBM tổ chức việc chấm bài đảm bảo công bằng, khách quan trong đánh giá. Trả và sửa bài kiểm tra thật cụ thể, hướng dẫn HS phát hiện vấn đề sai, cách giải quyết. Chú trọng cải tiến sinh hoạt, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm đồng thời đề ra các biện pháp để nâng chất lượng sinh hoạt tổ nhóm, góp phần bồi dưỡng chuyên môn và nâng chất lượng giảng dạy các bộ môn.
Nhược điểm:
- Một số GV lớn tuổi chưa kịp thích nghi với yêu cầu đổi mới PPDH làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết dạy trên lớp.
- Việc tổ chức hình thức học nhóm cho HS chưa thật hiệu quả. GV chưa có sự chuẩn bị kỹ từ việc soạn câu hỏi, hình thành nhóm, giao việc cho nhóm... nên hoạt động này đôi lúc mang tính chất hình thức. Thậm chí GV, quá máy móc trong việc tổ chức hoạt động nhóm dẫn đến không phù hợp. - Về tổ chức phụ đạo cho HS, kế hoạch và việc chỉ đạo thực hiện còn chung chung chưa sát với thực tế của đơn vị; Một số trường Ban giám hiệu còn khoán trắng việc phụ đạo HS yếu cho GVBM mà không kiểm tra theo dõi sự chuyển biến của HS trong từng giai đoạn để có những chỉ đạo phù hợp, kịp thời.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. Mặc dù những năm gần đây được đầu tư và cải thiện song chưa đáp ứng đòi hỏi yêu cầu phát triển để đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay các trường THCS các phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy vi tính chưa đạt yêu cầu so với quy mô lớp.
2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng
- Sĩ số HS đông vượt quá điều lệ nhà trường góp phần ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH, nhất là khi triển khai các hình thức học tập tích cực. Số lượng phòng thực hành thí nghiệm thiếu cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức
cho HS vận dụng lý thuyết vào thực hành. Hiện nay, có duy nhất 1 trường THCS không có phòng máy và không có phòng thực hành thí nghiệm, nên thầy và trò gần như là học chay. Đây là một vấn đề khó khăn rất lớn đối với các trường THCS quận Gò Vấp, hàng năm số dân nhập cư vào Gò Vấp đông, HS tăng trong khi trường lớp xây dựng không kịp.
- Tâm lý học và thi cử, bằng cấp còn nặng nề, phương pháp giảng dạy và học tập cũ chưađược nhanh chóng thay đổi.
- Một số HT có tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH trong đội ngũ GV, có phân công phó hiệu trưởng phụ trách theo dõi việc đổi mới PPDH nhưng không dành thời gian để tổ chức kiểm tra lại các chỉ đạo của mình, để ghi nhận đánh giá mức độ đạt được đến đâu, cần bổ sung thêm những biện pháp nào... dẫn đến tình trạng xa rời chuyên môn.
- Mặc dù có kiểm tra, ghi nhận những thiếu sót của GV, của HS nhưng việc rút kinh nghiệm chưa thực hiện triệt để. Nếu có chỉ thực hiện qua loa, không tìm ra được nguyên nhân chủ yếu của vấn đề để có hướng giải quyết phù hợp.
- Bên cạnh một số HS có ý thức học tập đúng vẫn còn hơn 10% HS chưa xác định động cơ học tập, thiếu tập trung, học tập chểnh mảng làm ảnh hưởng đến lớp. Một số phụ huynh chưa thể hiện sự phối hợp chặt chẽ với GVCN, GVBM trong việc quan tâm, theo dõi, động viên con em học tập gần như khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
Kết luận chương 2
Mặc dù thời gian qua, chính quyền địa phương có quan tâm đến việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất nhưng so với quy mô phát triển trong các trường THCS hiện nay thì vẫn còn thiếu nhiều phòng học, phòng chức năng, sân chơi bãi tập... Trong vòng 5 năm qua, sĩ số HS ở cấp học THCS mỗi năm đều tăng cao trong khi số lượng phòng học vẫn không thay
đổi. Sĩ số HS/ lớp đông vượt qui định của Điều lệ nhà trường. Một số trường không đủ phòng thực hành thí nghiệm, do đó phải tổ chức cho HS thực hành trên lớp không đảm bảo an toàn cho thầy và trò. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc đổi mới PPDH trong GV.
Đội ngũ CBQL có tinh thần trách nhiệm, vững chuyên môn và nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH trong việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình SGK theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Trong điều kiện hiện có của đơn vị, Ban giám hiệu các trường đã chỉ đạo chặt chẽ từ việc thực hiện nội dung chương trình, đổi mới PPDH đến việc tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Đa số GV THCS nhiệt tình, yêu thương HS, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Trong giảng dạy đã tích cực đổi mới PPDH mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Tích cực học tập từ đồng nghiệp, qua các tài liệu chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
HS ngoan, lễ phép, có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Các em không chỉ tham gia học tập mà còn tích cực hưởng ứng các phong trào do nhà trường phát động. Tuy nhiên, đây là lứa tuổi có nhiều biến động về đặc điểm phát triển tâm sinh lý, cần phải được nhà trường, gia đình quan tâm phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục.
Việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” thời gian qua đã tạo một không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường. Thông qua phong trào thi đua “Hai tốt” cũng đã góp phần vào việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên những nhân tố tích cực trong đổi mới PPDH chỉ được biết đến ở phạm vi tổ, trường, chưa có hình thức nhân rộng để giới thiệu học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
Tất cả các trường THCS quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh đều được xây dựng kiên cố. Cơ sở vật chất khang trang, bàn ghế đầy đủ phục vụ cho hoạt động dạy học. Các trường THCS có ý thức trong việc đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho dạy học, tuy nhiên số lượng còn hạn chế do kinh phí quá lớn. Có nhiều biện pháp được triển khai nhằm xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp.
Chương 3