Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận gò vấp thành phố hồ chí minh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 57 - 62)

trưởng trường THCS quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Đối với GV, có hai hình thức tổ chức kiểm tra, đó là kiểm tra theo kế hoạch (kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của GV theo kế hoạch của phòng GD&ĐT và kiểm tra theo kế hoạch của kiểm tra nội bộ trường) và kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện như sau:

- Những GV đúng chu kỳ thanh tra toàn diện sẽ được nhà trường lập danh sách báo về thường trực thanh tra phòng GD&ĐT. Trước khi lập danh sách trình trưởng phòng GD&ĐT phê duyệt thì bộ phận phụ trách thanh tra của phòng GD&ĐT kiểm tra lại trong hồ sơ lưu đảm bảo không sai sót. Sau khi trưởng phòng ký duyệt thì danh sách những GV được thanh tra toàn diện sẽ được gửi về trường. Nhà trường sẽ thông báo để GV biết và chủ động đón thanh tra.

- Trong kiểm tra nội bộ trường học có hai hình thức: kiểm tra 1/3 GV theo qui định hoặc kiểm tra GV dưới dạng chuyên đề. Từ năm học 2006-

2007, do phải thực hiện việc đánh giá, xếp loại GV theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV nên tất cả các trường THCS đều tổ chức kiểm tra 100% GV để có cơ sở đánh giá, xếp loại cuối năm. Việc kiểm tra, đánh giá tập trung vào việc thực hiện qui chế chuyên môn của GV gồm: soạn, giảng, chấm. Hồ sơ chuyên môn của GV sẽ được kiểm tra theo chuyên đề, còn trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì GV sẽ được ban kiểm tra nội bộ dự giờ theo sự phân công của HT. Cơ sở để đánh giá phân loại tiết dạy được căn cứ vào tiêu chí của Bộ GD&ĐT. Kết quả đánh giá được công khai đến GV. Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng qui định và chưa có trường hợp đánh giá, xếp loại tiết dạy nào phải khiếu nại. Tuy nhiên, khi đối chiếu với kết quả đánh giá của thanh tra chuyên môn do phòng GD&ĐT điều động thì có 30% có sự chênh lệch về kết quả. Khi thẩm định lại thì nhà trường đánh giá quá rộng tay. Hậu kiểm tra ít được các trường quan tâm. Đối với tiết dạy của GV thì những trường hợp này rất ít xảy ra, thường chỉ rơi vào hồ sơ chuyên môn của GV như: cạo sửa điểm không đúng qui chế, chấm trả bài, soạn giáo án, việc mượn và sử dụng ĐDDH… Các thành viên kiểm tra rất kỹ và ghi nhận rất chi tiết những thiếu sót trong hồ sơ GV. Phó hiệu trưởng ủy quyền cho tổ, khối trưởng chuyên môn trong việc trao đổi lại với GV, tuy nhiên việc tổ chức kiểm tra lại để xem GV khắc phục và sửa chữa như thế nào, sửa đến đâu thì chưa được thực hiện thường xuyên.

- Việc hình thành nề nếp học tập trong HS cũng góp phần phục vụ cho công tác kiểm tra nề nếp và chất lượng học tập của HS. Hình thức kiểm tra miệng kiến thức đã học, được GV thực hiện thường xuyên trong năm học. Đối với việc tổ chức kiểm tra bài hệ số 1 do GVBM chịu trách nhiệm thực hiện, bài kiểm tra hệ số 2 có thể là bài kiểm tra theo đề chung toàn trường hay đề kiểm tra tại lớp do GV ra. Việc tổ chức coi và chấm bài kiểm tra, bài thi học kì đều được các trường tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, có một số công

đoạn gần giống như kì thi tốt nghiệp như phân công giám thị theo buổi thi, lập danh sách HS theo phòng thi, cắt phách, chấm chéo…Chính việc tổ chức nghiêm túc tác động rất lớn đến HS trong việc chuyên cần, soạn bài, học bài…

Trước yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, hình thức kiểm tra cũng có những cái mới là kiểm tra trắc nghiệm khách quan, kiểm tra tự luận hay là vừa tự luận vừa trắc nghiệm. Soạn đề trắc nghiệm là vấn đề hoàn toàn mới, GV chưa được tập huấn cách thức soạn đề trắc nghiệm nên khi làm rất lúng túng và làm không đúng qui trình, do đó chất lượng đề trắc nghiệm không cao.

- Việc xét duyệt kết quả học tập rèn luyện học kì I và cả năm cũng đều được thực hiện theo đúng quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT. Những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đều được nhà trường không chỉ thông tin đến HS mà còn đến tất cả CMHS. Trong hội nghị chuyên môn đầu năm học, những vấn đề cơ bản của quyết định số 40 đều được hệ thống và nhắc lại.

2.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học được chia thành 4 nhóm chủ yếu gồm trường sở, thiết bị dạy học và giáo dục, sách báo và đồ dùng HS. Vì tính đặc thù của từng nhóm nên CSVC được phân cấp quản lý như sau:

Trường sở do HT trực tiếp quản lý. Có đơn vị giao cho một Phó HT phụ trách CSVC; Thiết bị dạy học và giáo dục sẽ chịu sự quản lý của cán bộ phụ trách thiết bị; Sách báo và ĐDDH sẽ do thư viện nhà trường quản lý. Đối với việc quản lý trường sở, có kế hoạch khảo sát sửa chữa nhỏ theo từng năm học như quét vôi, chống dột, lát nền, lát sân chơi, cải tạo phòng học…HT sẽ khảo sát thực trạng của CSVC hiện đang sử dụng để báo cáo về phòng GD&ĐT xin kinh phí sửa chữa hàng năm và công việc này thường tổ chức trong dịp hè. Việc cải tạo, quét vôi làm cho bộ mặt trường lớp khang

trang hơn. Một thuận lợi hiện nay của các trường THCS là tất cả các đơn vị được xây dựng kiến cố và nhà trường đều có kế hoạch tu bổ sửa chữa hàng năm. Tổ chức kiểm kê tài sản theo đúng thời gian qui định.

Thiết bị dạy học gồm 2 loại thiết bị rẻ tiền mau hỏng và thiết bị trong danh mục tài sản cố định. Khi triển khai chương trình SGK mới có thể nói lượng thiết bị phục vụ cho giảng dạy của GV được phân bổ khá nhiều. Để thuận tiện trong công tác quản lý, HT chỉ đạo cán bộ phụ trách thiết bị phải cập nhật vào sổ tài sản. Kết thúc năm học, cán bộ thiết bị sẽ cùng với GVBM sẽ thực hiện việc kiểm kê, thực hiện thủ tục thanh lý thiết bị hư.

Sách, báo tạp chí được mua sắm thường xuyên nhằm phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu của CB, GV và HS. Để dễ dàng trong việc truy lục sách, GV thư viện thực hiện phân loại sách theo mục lục. Hiện nay ở các trường THCS của quận Gò Vấp ngoài đầu sách được mua bằng ngân sách thì GV thư viện phát động trong HS phong trào quyên góp truyện cho tủ sách Kim Đồng, quyên góp SGK đã qua sử dụng sau khi kết thúc năm học để tặng các bạn nghèo vùng sâu, vùng xa. Tất cả các trường THCS diện tích thư viện quá khiêm tốn so với qui mô HS như hiện nay, để phát huy tủ sách Kim Đồng, Thư viện đã đề xuất nhà trường đóng những kệ sách lưu động và bố trí ở những nơi mát mẻ, thuận tiện cho việc đọc sách để các em có thể đọc sách trong giờ ra chơi. Đó là những sáng kiến đáng trân trọng trong điều kiện khó khăn hiện nay của các đơn vị.

Phân công bảo vệ tăng cường kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường. Các phòng Thư viện, Thiết bị, Thực hành thí nghiệm, các khu vực bếp phải gắn bảng nội qui theo qui định. Trước khi tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm, GV phụ trách phòng thí nghiệm cùng GVBM phải nhắc nhở HS những qui định bắt buộc khi tham gia thực hành thí nghiệm; kiểm tra các phương tiện, dụng cụ phục vụ trước khi tổ chức thực hành. Các tủ đựng

hoá chất phải được ghi chú và bảo quản cẩn thận. Lượng hoá chất phục vụ cho các hoạt động thí nghiệm đảm bảo đủ, không dư. Bố trí các bình CO2 ở những nơi đễ thấy, dễ lấy đề phòng hỏa hoạn. Có kế hoạch tổ chức phòng cháy chữa cháy, phương án phòng cháy chữa cháy khi xảy ra cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản.

2.2.6. Quản lý môi trường sư phạm trong quá trình hoạt động dạy học

Các trường THCS quận Gò Vấp đều được xây dựng khang trang, có tường rào bao quanh, cách biệt với khu dân cư. Các phòng chức năng đều được bố trí không cùng với khu vực lớp học. Phòng học có trang bị đèn, quạt, bàn ghế 2 chỗ đủ để phục vụ cho việc học tập của HS.

Qua quan sát thực tế tại các đơn vị vẫn còn 3 trường THCS (THCS Trường Sơn, Lý Tự Trọng, Phạm Văn Chiêu) vẫn còn 30% là bàn ghế 4 chỗ. Mặc dù có trang bị đủ hệ thống đèn trong lớp học nhưng ánh sáng tự nhiên chưa đảm bảo. Tất cả các trường đều có trồng cây xanh trong khuôn viên trường góp phần tạo bóng mát. Phong trào tạo mảng xanh trong lớp học cũng đã được các lớp tích cực hưởng ứng. Nhà vệ sinh cơ bản đủ để phục vụ HS. Để trường ra trường, lớp ra lớp trở thành một môi trường sư phạm đúng nghĩa, thời gian qua HT đã chỉ đạo thực hiện các yêu cầu sau:

- Bố trí một cách khoa học nơi làm việc. Các phòng làm việc có bảng ghi rõ tên phòng chức năng, phải được vệ sinh thường xuyên, trang trí phù hợp tránh lòe loẹt không phù hợp với đơn vị giáo dục. Trên bàn làm việc của CB, nhân viên khu vực văn phòng, GV phụ trách thiết bị, thực hành thí nghiệm, thư viện, kế toán, thủ quỹ, giám thị đều có bảng tên để HS và phụ huynh thuận tiện khi liên hệ công việc.

- Bố trí bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo ở những vị trí thuận tiện trong khuôn viên trường, dễ dàng cho CB, GV, HS và CMHS khi cần tìm hiểu.

- Giao tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong trong việc trồng và chăm sóc bồn hoa trong khuôn viên trường. Liên đội phát động trong toàn thể đội viên phong trào tạo mảng xanh cho lớp học góp phần tạo thêm mảng xanh trong nhà trường. GV dạy bộ môn GDCD và Tổng phụ trách Đội thông qua tiết giảng dạy trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên giáo dục HS ý thức bỏ rác đúng nơi qui định, giữ vệ sinh chung.

- Việc vệ sinh lớp học được nhân viên phục vụ thực hiện sau mỗi buổi học. Khu vực nhà vệ sinh được quét dọn thường xuyên vào đầu giờ học, sau giờ ra chơi. Trong khuôn viên trường, trên các dãy hành lang đều có bố trí các thùng rác có nắp đậy. Bên cạnh đó, nhà trường có kế hoạch tổ chức những ngày chủ nhật xanh để GV, HS cùng tham gia lao động làm sạch đẹp nhà trường.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giải quyết những quán hàng rong trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Việc giảm ùn tắc giao thông trước cổng trường sau giờ tan học cũng được chỉ đạo thực hiện triệt để. Vấn đề này đòi hỏi sự kiên trì và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, CMHS. Qua khảo sát, tất cả các trường đều được đội bảo vệ dân phòng của khu phố trên địa bàn mà trường trú đóng tham gia giải quyết ùn tắc giao thông, bán hàng rong, kết quả bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận gò vấp thành phố hồ chí minh theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w