Đầu tư vốn trong điều kiện có rủi ro

Một phần của tài liệu Tài liệu 8 - Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài pptx (Trang 52 - 54)

V. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1 Xác định dòng tiền của dự án đầu tư

4. Đầu tư vốn trong điều kiện có rủi ro

4.1. Phương pháp tính tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh theo mức độ rủi ro

Tỷ lệ chiết khấu đầy đủ có thể xác định bằng hai phương pháp: chủ quan và khách quan.

a) Theo phương pháp chủ quan thì tất cả các dự án đầu tư được phân loại theo mức độ mạo hiểm. Dự án nào có mức độ mạo hiểm lớn thì tỷ lệ chiết khấu đầy đủ cao và do danh nghiệp tự ấn định. Thí dụ:

Các loại dự án Tỷ lệ chiết khấu đầy đủ

Dự án an toàn 5%

Dự án có mạo hiểm thấp 8%

Dự án có mạo hiểm cao 11%

3% chênh lệch ở đây được gọi là dự phòng bù đắp rủi ro.

b) Theo phương pháp khách quan: người ta dựa vào xác suất xuất hiện rủi ro để điều chỉnh tỷ suất chiết khấu. Công thức tính tỷ suất chiết khấu đầy đủ như sau:

q r d r − = 1 ) (

Trong đó: r : là chỉ lệ chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hoá.);

r (d) : là tỷ lệ chiết kháu đầy đủ (tỷ lệ chiết khấu có điều chỉnh theo mức độ mạo hiểm);

q :là xác suất xuất hiện rủi ro.

4.2. Xác định sự mạo hiểm của dự án

Sự mạo hiểm được biểu hiện sự biến động của thu nhập của dự án. Vì vậy tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên, và người ta chỉ xác định sự biến động của các khoản thu nhập.Mức độ mạo hiểm cao thấp của một dự án được đo bằng độ lệch mẫu.

a) Xác định độ lệch mẫu được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Đánh giá các khoản thu nhập ở các mức độ khác nhau (thấp, trung bình, cao).

Bước 2: Xác định xác suất ở các mức độ khác nhau của thu nhập. Bước 3: Tính kỳ vọng toán của các khoản thu nhập mong đợi. Bước 4: Tính độ lệch mẫu để xác định sự mạo hiểm của dự án.

Kết luận: Độ lệch mẫu càng lớn thì mức độ mạo hiểm càng cao, khả năng an toàn càng thấp. Do đó dự án có thể bị từ chối.

b) Xác định mức độ mạo hiểm bằng hệ số biến động:

Trong trường hợp hai dự án thuộc loại xung khắc có độ lệch mẫu bằng nhau, ta dựa vào hệ số biến động để lựa chọn mức độ n toàn của dự án.

Gọi H là hệ số biến động; δ là độ lệch chuẩn; X: kỳ vọng toán học. Ta có: X H

Dự án nào có H nhỏ thì dự án đó có mức độ mạo hiểm ít hơn.

4.3. Phân tích độ nhạy của dự án:

a) Biến động của thu nhập (đầu ra) khi chi phí (đầu vào) thay đổi

Khi các đại lượng đầu vào được coi là không an toàn (có sự giao động với một xác suất tương ứng ), sẽ làm cho giá trị hiện tại ròng (hoặc tỷ suất doanh lợi nội bộ, chỉ số sinh lợi...) biến đổi. sự biến đổi này thường được biểu hiện bằng một tỷ lệ phần trăm so với dự kiến ban đầu. Trình tự theo 4 bước sau:

Bước 1: Chọn các đại lượng đầu vào thấy không an toàn.

Bước 2: Chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án trong điều kiện an toàn.

Bước 3: Ấn định mức thay đổi của các đại lượng đầu vào so với giá trị gốc ở điều kiện an toàn.

Bước 4: Tính sự biến đổi của đại lượng đầu ra do sự thay đổi của một hay nhiều đại lượng dầu vào cùng một lúc.

b) Tìm giá trị cực tiểu của đại lượng đầu vào

Giả sử, ta dùng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV) để lựa chọn dự án đầu tư. Tiêu chuẩn cơ bản để dự án để lựa chọn là NPV > 0. ở phần này, ta nghiên cứu các đại lượng đầu vào (giá bán sản phẩm, chi phí vốn đầu tư, tuổi thọ của dự án...) biến thiên sao cho NPV = 0. Đó chính là giá trị cực tiểu của đầu vào. Các bước giải được tiến hành như sau:

Bước 1: Chọn các đại lượng đầu vào thấy không an toàn (sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm, tuổi thọ dự án, tỷ lệ hiện tại hoá, chi phí vốn đầu tư, chi phí sản xuất...).

Bước 2: Lựa chọn phương pháp tính toán và đánh giá dự án đầu tư (ví dụ dùng phương pháp NPV).

Bước 3: Cho giá trị hiện tại ròng bằng 0 (NPV = 0) và giải bài toán ở bước 2 theo một ẩn.

Nếu đầu vào có n đại lượng không an toàn thì ta cho lần lượt từng đại lượng biến đổi trong khi (n-1) đại lượng cố định để tìm giá trị cực tiểu.

Một phần của tài liệu Tài liệu 8 - Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài pptx (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w