Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề

Một phần của tài liệu Tài liệu 8 - Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài pptx (Trang 122 - 124)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 1 Khái niệm và bản chất kiểm toán độc lập

3. Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề

Công việc kiểm toán độc lập do các kiểm toán viên (KTV) thực hiện. Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định rõ về KTV và KTV hành nghề.

3.1. Tiêu chuẩn KTV: (Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP và điểm 1 phần A mục II Thông tư 64/2004/TT-BTC) mục II Thông tư 64/2004/TT-BTC)

(1) Người Việt Nam và người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

(a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng không được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập quy định tại khoản 3 đến khoản 7 Điều 15 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

(b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ Tài chính thừa nhận

và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở DNKT từ 4 năm trở lên.

Trường hợp có bằng cử nhân các chuyên ngành khác với chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán thì phải có bằng cử nhân thứ hai về các chuyên ngành trên sau 3 năm hoặc sau 2 năm đối với trợ lý KTV và tổng thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán phải đủ 5 năm hoặc làm trợ lý kiểm toán ở các DNKT đủ 4 năm trở lên.

(c) Có khả năng sử dụng một trong năm thứ tiếng thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung và Đức và sử dụng thành thạo máy vi tính;

(d) Đạt kỳ thi tuyển KTV do Bộ Tài chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ KTV.

(2) Người Việt Nam và người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có chứng chỉ chuyên gia kế toán, chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được Bộ Tài chính thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ KTV.

3.2. Điều kiện của KTV hành nghề: (Điều 14 Nghị định 105/2004/NĐ-CP)

(1) Người Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là KTV hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập:

(a) Có đủ tiêu chuẩn KTV quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP (như đã nêu ở mục 3.1 phần I);

(b) Có hợp đồng lao động làm việc trong một DNKT được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định không phải áp dụng hợp đồng lao động.

(2) Người nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là KTV hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam:

(a) Có đủ tiêu chuẩn KTV quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP (như đã nêu ở mục 3.1 phần I);

(b) Được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên;

(c) Có hợp đồng lao động làm việc trong một DNKT được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

(3) Tại một thời điểm nhất định, KTV chỉ được đăng ký hành nghề ở một DNKT. Trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề hoặc đồng thời hành nghề ở DNKT khác thì sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán.

(4) Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) được Bộ Tài chính uỷ quyền.

3.3. Điều kiện hành nghề của KTV: (Điều 14 Nghị định 105/2004/NĐ-CP và

Điểm 2 phần A Mục II Thông tư 64/2004/TT-BTC). (1) Điều kiện hành nghề kiểm toán:

(a) KTV chỉ được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có đủ tiêu chuẩn KTV quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2004/NĐ-CP (như đã nêu ở mục 3.2 phần I)

(b) Trường hợp KTV vừa làm việc ở một doanh nghiệp không phải là DNKT, vừa làm việc ở DNKT trong cùng một thời gian thì chỉ được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không phải là DNKT.

(c) Trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề ở một DNKT chuyển sang đăng ký hành nghề ở DNKT khác thì phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ở DNKT trước.

(2) KTV không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính (từ 1/1/2007 là Hội KTV hành nghề Việt Nam VACPA) xác nhận thì không được ký báo cáo kiểm toán.

(3) KTV hành nghề sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán trong các trường hợp sau:

(a) Vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với KTV hành nghề (như đã nêu ở mục 1.4 phần II);

(b) Thực tế không hành nghề kiểm toán nhưng vẫn cố tình đăng ký hành nghề kiểm toán;

(c) Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà pháp luật về kiểm toán nghiêm cấm.

(4) KTV đã bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán thì không được đăng ký hành nghề lại trong thời gian 3 năm kể từ ngày bị xóa tên.

(5) DNKT sử dụng KTV không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán để ký báo cáo kiểm toán thì cả DNKT và KTV đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

(6) Bộ Tài chính (từ 01/01/2007 là VACPA) không tiếp tục xác nhận danh sách đăng ký hành nghề cho những KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tài liệu 8 - Sát hạch người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ ktv nước ngoài pptx (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w