VII. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
2. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
2.2. Phương pháp Goodwill (xác định lợi thế thương mại)
a) Cơ sở lý luận
+ Giá trị doanh nghiệp không chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu hình mà gồm cả giá trị tài sản vô hình;
+ Một doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi vì doanh nghiệp đó có tài sản vô hình.
Cho nên, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là giá trị hiện tại của dòng siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong tương lai.
b) Phương pháp xác định: Dựa trên cơ sở lý luận trên, người ta có thể tính ra giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
V= VH + GW ∑= =∑= + ∑= =∑= + + × − = n t t t n t t t t r SP r A i P GW 1 1 (1 ) (1 ) Trong đó:
+ V: Giá trị doanh nghiệp;
+ VH: Giá trị tài sản hữu hình (tính theo phương pháp tài sản thuần); + GW: Giá trị tài sản vô hình, còn gọi là lợi thế thương mại;
+ Pt: Lợi nhuận năm t của doanh nghiệp;
+ i: Tỷ suất lợi nhuận trung bình của tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh; + At: Giá trị tài sản năm t mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh; + SPt: siêu lợi nhuận năm t;
+ r: tỷ lệ chiết khấu; + t: thứ tự năm; + n: số năm.
c) Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm:
+ Xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị tài sản vô hình;
+ Phương pháp GW xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán;
Với cơ sở lý luận chặt chẽ, giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp định lượng GW bao giờ cũng mang lại một sự tin tưởng vững chắc hơn.
- Nhược điểm:
+ Lập luận về siêu lợi nhuận thiếu cơ sở để dự báo thời hạn (n) và thiếu căn cứ để xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai;
+ Nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của phương pháp giá trị tài sản thuần và phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận (nghiên cứu ở phần sau);
+ GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r.