- Đánh giá và ghi nhận: Áp dụng chính sách kế toán; Những thay đổi trong chính sách kế toán.
(17) Chuẩn mực số 21 - Trình bày BCTC
(17a) Yêu cầu lập và trình bày BCTC
- Trung thực và hợp lý;
- Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán.
(17b) Nguyên tắc lập và trình bày BCTC, gồm:
- Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu; Bù trừ; Có thể so sánh.
(17c) Kết cấu và nội dung chủ yếu của BCTC
- Những thông tin chung về doanh nghiệp cần phải được trình bày trong từng BCTC.
- Kỳ báo cáo.
- Kết cấu và nội dung Bảng CĐKT.
- Kết cấu và nội dung của Báo cáo KQHĐKD.
- Kết cấu và nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Kết cấu và nội dung của Bản thuyết minh BCTC.
(18) Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung BCTC của các Ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
Để phù hợp với quy định của Chuẩn mực số 21 “ Trình bày BCTC” và để giúp người sử dụng hiểu được cơ sở lập BCTC của Ngân hàng và các TCTC tương tự, chuẩn mực này quy định những đặc thù cần các chính sách kế toán liên quan đến các trình bày sau:
- Ghi nhận các loại thu nhập chủ yếu;
- Định giá chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh;
- Phân biệt các giao dịch, sự kiện khác dẫn đến việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả trên Bảng CĐKT và những giao dịch, sự kiện chỉ làm tăng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết.
- Cơ sở xác định tổn thất các khoản cho vay, ứng trước và cơ sở xóa sổ các khoản cho vay và ứng trước không có khả năng thu hồi.
- Cơ sở xác định chi phí phát sinh từ các rủi ro chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và phương pháp hạch toán đối với các chi phí.
(19) Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong BCTC để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.
- Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong BCTC về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh.
(20) Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
- Doanh nghiệp phải báo cáo riêng biệt các luồng tiền vào, các luồng tiền ra từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần.
(21) Chuẩn mực số 25 - BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
(21a) Trình bày BCTC hợp nhất
- Các công ty mẹ phải lập và trình bày BCTC hợp nhất, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
- Công ty mẹ khi lập BCTC hợp nhất phải hợp nhất các BCTC của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
(21b) Các nội dung cơ bản gồm:
- Trình tự hợp nhất;
- Trình bày khoản đầu tư vào công ty con trong BCTC riêng của công ty mẹ; - Trình bày BCTC hợp nhất.
(22) Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan
Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.
Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong BCTC của doanh nghiệp báo cáo trong kỳ mà các giao dịch đó có ảnh hưởng.
(23) Chuẩn mực số 27 - BCTC giữa các niên độ: Chuẩn mực này quy định
những nội dung tối thiểu của một bộ BCTC giữa niên độ gồm BCTC tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc.
Bộ BCTC tóm lược giữa niên độ gồm:
- Bảng CĐKT tóm lược;
- Báo cáo KQHĐKD tóm lược;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược; - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc.
(24) Chuẩn mực số 28 - Báo cáo bộ phận
- Chuẩn mực này đưa ra các định nghĩa về doanh thu, chi phí, kết quả, tài sản và nợ phải trả bộ phận.
- Tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp là căn cứ chủ yếu để xác định báo cáo bộ phận chính yếu (báo cáo đối với bộ phận chính yếu) được lập theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý.
- Các bộ phận được lập theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý của doanh nghiệp dùng để lập báo cáo cho bên ngoài phải là các đơn vị nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó. Thông tin bộ phận do các đơn vị này lập để giúp Ban Giám đốc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra quyết định điều hành và quản lý trong tương lai.