I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 1 Khái niệm và bản chất kiểm toán độc lập
4. Hình thức tổ chức, điều kiện thành lập và hoạt động DNKT (Nghị định
105/2004/NĐ-CP; Nghị định 133/2005/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC và Thông tư 60/2005/TT-BTC).
4.1. Hình thức tổ chức
Công tác kiểm toán độc lập do các KTV độc lập thực hiện. Theo thông lệ quốc tế, KTV có thể hành nghề theo công ty hoặc hành nghề cá nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam luật pháp chưa cho phép hành nghề kiểm toán cá nhân. KTV muốn hành nghề phải đăng ký và được chấp nhận vào làm việc tại một DNKT được thành lập hợp pháp.
Hiện nay, Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, Nghị định 133/2005/NĐ- CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ chỉ cho phép thành lập DNKT theo các hình thức: công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. DNKT phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.
4.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT:
(a) Điều kiện thành lập DNKT:
- Có đủ các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành về việc thành lập và hoạt động của các loại doanh nghiệp: Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
- Có ít nhất 3 KTV, trong đó ít nhất có Giám đốc (Tổng giám đốc) phải là KTV. Một người có chứng chỉ KTV chỉ được làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân hoặc một thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Giám đốc (Tổng giám đốc) DNKT phải là người có chứng chỉ KTV sau 3 năm kinh nghiệm.
(b) Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán của DNKT:
- DNKT đã đăng ký danh sách KTV hành nghề và được Bộ Tài chính (từ 01/01/2007 là Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA)) xác nhận.
- Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm việc trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
(c) Trường hợp có KTV mới được cấp chứng chỉ KTV hoặc do tuyển dụng mới thì DNKT phải thông báo cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) danh sách KTV hành nghề bổ sung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày KTV chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ KTV.
(d) Trường hợp DNKT có KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề thì DNKT phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) kèm theo danh sách KTV hành nghề giảm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày KTV hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề.
(e) Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
(g) Các trường hợp cá nhân không được là thành viên của DNKT:
- Cá nhân theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinh doanh; - Cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp khác có cung cấp dịch vụ kiểm toán. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán: Ngoài các hồ sơ theo quy định của pháp luật, phải có bản sao công chứng Chứng chỉ KTV đã được cấp 3 năm trước ngày đăng ký kinh doanh của Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và bản sao công chứng ít nhất hai Chứng chỉ KTV của hai người khác.
4.3. Điều kiện thành lập và hoạt động của từng loại hình công ty kiểm toán
(Thông tư 60/2006/TT-BTC)
4.3.1. Công ty TNHH kiểm toán:
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty TNHH kiểm toán: - Công ty TNHH kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như đã nêu tại mục 4.1 và mục 4.2 phần I);
- Thành viên của công ty TNHH kiểm toán có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng thành viên không dưới hai và không vượt quá năm mươi;
- Thành viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định (như đã nêu tại điểm (2), mục 4.3.1, phần I).
- Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện. Người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và quy định như đã nêu tại điểm (3), mục 4.3.1, phần I. Tổ chức là doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kiểm toán và tổ chức theo quy định của pháp luật không được tham gia hoạt động kinh doanh thì không được là thành viên của công ty TNHH kiểm toán;
- Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty TNHH kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc).
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên là cá nhân công ty TNHH kiểm toán: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Thành viên được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
- Thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ KTV. Trường hợp công ty TNHH kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Có tham gia góp vốn vào công ty;
- Thành viên là cá nhân thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty.
(3) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có giấy uỷ quyền của thành viên là tổ chức trong việc thay mặt thành viên thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người đại diện được cử làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty thì phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác. Tổ chức là thành viên phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ;
4.3.2. Công ty hợp danh kiểm toán:
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty hợp danh kiểm toán:
- Công ty hợp danh kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như nêu tại mục 4.1 và 4.2 phần I);
- Công ty hợp danh kiểm toán có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Số lượng thành viên hợp danh ít nhất là hai người. Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Thành viên hợp danh phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định (như đã nêu tại điểm (2), mục 4.3.2, phần I).
- Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có một thành viên hợp danh là Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và ít nhất một thành viên hợp danh khác.
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên hợp danh Công ty hợp danh kiểm toán: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Thành viên hợp danh được cử làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV, phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ; không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác;
- Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ KTV. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Có tham gia góp vốn vào công ty;
- Thành viên hợp danh, người thuộc đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định phải trực tiếp làm việc tại công ty.
4.3.3. Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
(1) Tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
- Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán thành lập và hoạt động phải tuân theo quy định về hình thức, điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT (như nêu tại mục 4.1 và 4.2, phần I);
- Khi thành lập và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có ít nhất 3 người có Chứng chỉ KTV, trong đó có Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc);
- Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc). Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp Chứng chỉ KTV. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc ký hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan khác.
(2). Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quy định tại chuẩn mực đạo đức; trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Đối với doanh nghiệp tư nhân kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì thành viên Ban Giám đốc trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
4.4. Điều kiện thành lập và hoạt động của Chi nhánh DNKT: (Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC). 105/2004/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC).
(a) Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán, hoạt động theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp kiểm toán, phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán.
(b) Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập chi nhánh và phải có ít nhất từ 2 KTV có Chứng chỉ KTV trở lên, trong đó người đứng đầu chi nhánh phải là người có Chứng chỉ KTV, mới được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
(c) Doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh kiểm toán do mình thành lập ra.
5. Đối tượng kiểm toán (Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC)
(1) BCTC hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được DNKT kiểm toán:
- Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, kể cả chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức có hoạt động tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế và Quỹ hỗ trợ phát triển;
- Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Riêng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán;
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng.
(2) BCTC hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được DNKT kiểm toán theo quy định của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP:
- Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50%;
- Báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A trở lên.
(3) Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định.
(4) Doanh nghiệp nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển và dự án đầu tư từ nhóm A trở lên đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán năm của cơ quan Kiểm toán nhà nước thì BCTC năm đó không bắt buộc phải được DNKT kiểm toán.