Tác động của tranh ảnh/hình vẽ (images/pictures), phim (film)

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua các bài giảng điện tử chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 ban cơ bản với sự hỗ trợ của một số phần mềm (Trang 26 - 27)

- Nhược điểm của dạy học theo nhóm nhỏ

1.3.3.Tác động của tranh ảnh/hình vẽ (images/pictures), phim (film)

Do có khả năng thể hiện thông tin rõ ràng nêntranh ảnh và hình vẽ tạo điều kiện tốt nhất để GV chuyển nội dung bài giảng từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại, từ khái niệm trừu tượng đến các mô hình cụ thể, hoàn thiện và bổ sung khái niệm mới, làm cho HS dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn. Tranh ảnh và hình vẽ là công cụ để minh họa các vấn đề GV thuyết giảng bằng lời. Chúng có tác dụng thúc đẩy việc học tập của HS, làm tăng thêm sự thích thú khi học bài, lôi cuốn và kéo dài sự chú ý của HS. GV có thể chủ động sử dụng các loại tranh, hình và vận dụng các PPDHTC nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường nhịp độ truyền thụ kiến thức của GV và khả năng tiếp thu kiến thức của HS, tiết kiệm thời gian và giảm nhẹ sức lao động của thầy và trò.

Phim giáo khoa thể hiện các sự vật, hiện tượng bằng hình ảnh động và âm thanh nhằm tác động đồng thời vào thị giác và thính giác của người xem. Vì vậy phim giáo khoa có sức truyền cảm và tác động vào trí nhớ của HS rất tốt. Do có khả năng mô hình hóa các quá trình, phim học tập có thể hướng cho HS đến các điểm quan trọng nhất của bài học, loại bỏ những thông tin không quan trọng, mô tả các thí nghiệm trong bài học không thể tiến hành. Từ đó tạo cho HS có thói quen quan sát các hiện tượng và các quá trình xảy ra, nhận thấy được tình huống có vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Phim góp phần phát triển tư duy trừu tượng hơn các PTDH khác. Khi xem phim HS có thể quan sát kỹ quá trình trừu tượng, chuyển từ hình ảnh cụ thể sang mô hình, phản ánh hiện thực tương ứng. Phim giáo khoa được quay phối hợp bằng nhiều thủ pháp khác nhau: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, sử dụng kỹ thuật hoạt hình, kỹ thuật vi tính,… Do đó, phim có thể giới thiệu rõ ràng chính xác các chi tiết nhỏ hoặc các phần không quan sát được của đối tượng nghiên cứu đến GV và HS. Phim còn được sử dụng trong quá trình kiểm tra kiến thức của HS. Ngắt phần âm thanh, chỉ cho HS xem hình để trao đổi, bình luận về những sự kiện trên màn hình. [ ]

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua các bài giảng điện tử chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 ban cơ bản với sự hỗ trợ của một số phần mềm (Trang 26 - 27)