0
Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Kết quả thực nghiệm sư phạm 1 Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ PHẦN MỀM (Trang 70 -72 )

- Tiêu cự và Độ tụ của thấu kính là gì?

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 1 Đánh giá định tính

3.5.1. Đánh giá định tính

Trong các tiết dạy ở lớp TN và lớp ĐC thông qua quan sát, theo dõi không khí học tập, xem thái độ làm việc của nhóm và cá nhân, dựa vào tính tích cực tự giác của HS, những câu hỏi và câu trả lời của HS trong các giờ học, dựa vào khả năng vận dụng kiến thức của HS sau mỗi bài dạy chúng tôi có những nhận xét sau:

- Đối với lớp TN: Các tiết học ở lớp TN diễn ra trong bầu không khí thoải mải, việc học tập diễn ra sôi động. Các em rất tích cực và chủ động trong việc xây dựng bài học. Trong quá trình xây dựng bài học các em luôn thể hiện tinh thần hợp tác với nhau và hợp tác với giáo viên, tự giác suy nghĩ tìm hướng giải quyết những mâu thuẫn của bản thân.

- Dựa trên những câu hỏi định hướng của giáo viên các em phát biểu hăng hái và đưa ra nhiều giả thuyết, dự đoán, xây dựng được nhiều phương án thí nghiệm kiểm tra

rồi cùng nhau tranh luận. Chất lượng các câu trả lời rất tốt tuy nhiên chưa thật hoàn chỉnh, nhưng với vai trò là trọng tài giáo viên đã định hướng cho các em trong suốt tiết học, giúp các em có thể khẳng định được những giả thuyết đúng, bát bỏ những giả thuyết sai, biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết, từ đó hoàn chỉnh các câu trả lời và tự bổ sung được kiến thức mới cho mình.

- Kết hợp với thí nghiệm thực, một số phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, tranh, ảnh trực quan... có liên quan trực tiếp đến bài học và các hiện tượng vật lí, quá trình vật lí trong thực tế góp phần làm cho bài giảng thêm trực quan, sinh động. Các em thật sự nắm vững kiến thức, nhớ bài sâu sắc. Ngoài việc có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong các tình huống khác nhau các em còn có thể giải thích được các hiện tượng vật lí thực tế thường gặp trong đời sống hàng ngày.

- Đối với lớp ĐC: Do chỉ giảng dạy theo phương pháp thông thường nên không khí học tập trong lớp học diễn ra không sôi nổi, giống như có một áp lực khá lớn từ hai phía. Các em không định hướng được nội dung trọng tâm của bài học, chỉ có một số học sinh khá giỏi tích cực tham gia xây dựng bài, còn lại đại đa số các em rất thụ động. Các em chưa thể hiện tinh thần hợp tác với nhau và với giáo viên trong quá trình xây dựng bài.

- Trước những câu hỏi của giáo viên xung quanh nội dung bài học thì các em khá rụt rè, không tự giác trả lời, ít hăng hái tranh luận. Tính tính cực và chủ động trong hoạt động nhận thức còn rất nhiều hạn chế. Chỉ một vài em tham gia trả lời câu hỏi của GV khi được gọi tên, nhưng chủ yếu là các em trả lời theo nội dung của câu hỏi dựa vào những nội dung đã có sẵn trong sách giáo khoa, năng lực tư duy không thế phát huy, khả năng tự tìm tòi và sáng tạo chưa tốt, phần lớn những câu trả lời chưa thật sự bám sát trọng tâm của bài học, còn lơ mơ. Một số em có học lực khá giỏi thì tích cực chủ động suy nghỉ và chỉ các em này trả lời suốt tiết nếu không ai trả lời câu hỏi của GV đưa ra. Sau mỗi bài các em vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng hoặc làm bài tập định lượng thật sự gặp nhiều khó khăn, đa số không giải thích được hiện tượng, chỉ làm được một vài bài tập cơ bản nhờ công cụ toán học Từ đó cho thấy các em khó mà nắm vững và vận dụng tốt được kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ PHẦN MỀM (Trang 70 -72 )

×