0
Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Tình hình dạy – học, những khó khăn khi dạy – học vật lý chương “Mắt Các dụng cụ quang”

Một phần của tài liệu TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ PHẦN MỀM (Trang 47 -49 )

- Các tiêu chí về kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tượng phải được sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với sự phát triển của nội dung bà

2.2.3.2. Tình hình dạy – học, những khó khăn khi dạy – học vật lý chương “Mắt Các dụng cụ quang”

Các dụng cụ quang”

Sau khi thu thập và tổng hợp kết quả điều tra chúng tôi đã đưa ra những kết luận sau: (xem phụ lục 1 trang P 7,8,9,10,11)

* Đội ngũ giáo viên: Một số GV bộ môn vật lí của các trường được đào tạo từ các trường đại học tại chức, một số GV được đào tạo từ các trường đại học chính qui nên kiến thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

* Phương pháp giảng dạy: Đa số GV dạy học theo phương pháp truyền thống. Quá trình truyền thụ kiến thức phần lớn diễn ra theo một chiều, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Chưa sử dụng nhiều PPDH hiện đại và phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp với nhau. Trong mỗi bài dạy chưa đưa ra được nhiều câu hỏi mang tính định hướng gợi mở, chỉ đưa ra vài hiện tượng vật lí đơn giản hoặc những câu hỏi không trọng tâm, sau đó gọi một vài học sinh trả lời rồi nhận xét mang tính áp đặt, đưa ra nội dung chính của bài học và điệp khúc thầy đọc, trò chép. GV chưa tạo cho HS thói quen “Học đi đôi với hành” gắn lý thuyết với thực tiễn.

* Phương tiện dạy học: Đa phần GV chỉ sử dụng phương tiện dạy học thông thường là phấn trắng, bảng đen. Rất ít GV sử dụng sử dụng tranh, ảnh, mô hình, các mô phỏng, thí nghiệm ảo, các thí nghiệm biểu diễn tại lớp trong giờ dạy. Hầu hết các tiết học là dạy “chay”. Thậm chí một số bài thí nghiệm thực hành sau mỗi chương thì hầu như GV không cho HS làm. Chỉ khi nào có hội thi GV dạy giỏi, thao giảng, hoặc được thanh tra thì mới chuẩn bị đầy đủ và sử dụng qua loa rồi sau đó mọi thứ vẫn tiếp diễn như cũ. * Ứng dụng MVT và phần mềm hỗ trợ dạy học vào việc giảng dạy: Các trường chỉ trang bị phòng MVT riêng cho môn tin học, việc trang bị MVT cho GV để giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên có trình độ tin học hạn chế, chưa biết cách cài đặt,

cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học mới nên việc ứng dụng MVT và các phần mềm hỗ trợ dạy học cho bài dạy còn rất ít. Một số GV chỉ sử dụng được các phần mềm hỗ trợ dạy học như Power Point, Violet có sẵn và thao tác còn lúng túng. Vấn đề cập nhật, khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu từ Internet phục vụ cho công tác giảng dạy chưa thường xuyên. Việc thực hiện soạn giảng bằng BGĐT trên MVT vẫn chưa phát huy được nhiều khả năng của CNTT trong việc đổi mới PPGD.

* Hoạt động học của HS: Đa phần HS chỉ được giảng dạy bằng các phương pháp truyền thống, ích được quan sát tranh ảnh trực quan, xem các mô phỏng, thí ngiệm ảo, quan sát các thí nghiệm biểu diễn do thầy cô tiến hành tại lớp nên quá trình tiếp thu kiến thức diễn ra một cách thụ động, các em chưa có thói quen làm việc nhóm, chưa phát huy hết được khả năng tự tìm tòi và sáng tạo, hầu hết chưa tích cực và chủ động hợp tác với giáo viên. Chỉ một số em có học lực khá giỏi thì mới tích cực, tự giác tham gia xây dựng bài, việc vận dụng kiến thức đã có hay những suy luận lôgic để xây dựng bài hầu như rất hiếm. Sự tiếp thu kiến thức của HS chỉ ở mức độ thấp nên việc vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp còn gặp nhiều khó khăn. Tuy các em có thể giải được bài tập, tìm ra kết quả nhờ công cụ toán học nhưng lại không hiểu bản chất vật lí, do đó vận dụng lý thuyết một cách khó khăn trong những trường hợp đòi hỏi sự sáng tạo. Điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, các bài kiểm tra đạt điểm tương đối thấp.

* Một số khó khăn trong quá trình DH chương “Mắt. Các dụng cụ quang”

Khó khăn lớn nhất khi dạy chương này là kiến thức của chương tương đối trừu tượng phần lớn là liên quan đến toán học, trong khi đó đa phần học sinh có học lực yếu và học tập thụ động. Không có phòng học bộ môn tốt và đủ tối, do đó một số thí nghiệm thực khó có thể thực hiện tốt được (ví dụ như hiện tán sắc ánh sáng, thí nghiệm tạo ảnh với thấu kính...). Do đó khi dạy chương này GV không làm thí nghiệm thực được mà chỉ có thể dùng các thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng sau đó thông báo kiến thức cho HS.

Một số kiến thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế (ví dụ:công dụng của lăng kính dùng làm bộ phận chính của máy quang phổ, lăng kính phản xạ toàn phần

dùng làm ảnh thuận chiều trong ống nhòm, máy ảnh, kính tiềm vọng,...thấu kính được dùng làm kính khắc phục các tật của mắt, kính lúp, máy ảnh, camera, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn...., sự lưu ảnh trên võng mạc và các ứng dụng). Học sinh chưa có khả năng vận dụng lý thuyết để giải thích các ứng dụng đó.

Trước thực trạng như vậy chúng tôi đã đưa ra các phương án và thiết kế BGĐT

Một phần của tài liệu TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MỘT SỐ PHẦN MỀM (Trang 47 -49 )

×