Những ưu điểm và nhược điểm của việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua các bài giảng điện tử chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 ban cơ bản với sự hỗ trợ của một số phần mềm (Trang 32 - 34)

- Các tiêu chí về kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tượng phải được sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với sự phát triển của nội dung bà

1.5.3.Những ưu điểm và nhược điểm của việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử

[11 ], [18 ].

- Chuyển tải đến HS một lượng kiến thức lớn, hình ảnh trực quan, sinh động. - Với BGĐT, GV có thể thực hiện đầy đủ các kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng trong quá trình DH. Do đó rèn luyện cho HS không chỉ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn quan sát và cảm nhận được sự kiện, hiện tượng.

- BGĐT giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn và hạn chế được việc GV bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy.

- Khi sử dụng BGĐT, GV tiết kiệm được thời gian treo tranh ảnh, vẽ hình lên bảng, viết bài,… nhờ đó mà GV có nhiều thời gian giảng bài, thời gian trao đổi bài học giữa GV và HS, giữa HS và HS tăng lên.

- Thuận lợi cho GV trong quá trình soạn bài, bởi có thể lưu lại, dễ dàng bổ sung, chỉnh sửa các nội dung, cập nhật hóa kiến thức ở bất cứ mục nào, đoạn nào trong bài giảng.

- Khi sử dụng BGĐT với hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện một cách hiệu quả, thì tiết dạy sẽ không còn đơn điệu, nhàm chán như các tiết dạy học bằng phương pháp truyền thống, mà đã từng bước kích thích được hứng thú học tập của HS phổ thông, GV có thể tạo ra các mô hình minh họa cho các khái niệm trừu tượng, khó hiểu, thiết kế các thí nghiệm nguy hiểm hay thời gian kéo dài mà trong thực tế GV, HS không thể tiến hành được ( cấu tạo của mắt, hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc, phản ứng hạt nhân, phản ứng phân hạch…), cùng với các PPDHTC đã tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của HS, biến QTDH thành một QTDH tích cực, nâng cao chất lượng dạy học.

- GV thường xuyên truy cập Internet, tìm kiếm tài liệu cho bài giảng, điều này góp phần làm cho GV không bị lạc hậu so với thời đại.

*Nhược điểm

- Để thiết kế BGĐT có hiệu quả đòi hỏi GV phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần mềm công cụ, song những kiến thức tin học và các phần mềm ứng dụng ngày càng nhiều gây trở ngại lớn cho đại đa số GV.

- Việc thiết kế BGĐT đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn , việc tìm kiếm những hình ảnh, tư liệu cũng gặp nhiều khó khăn với GV do trình độ tin học, anh văn và quỹ thời gian tìm hiểu còn hạn chế.

- Một bài giảng soạn trên Powerpoint thường theo một khuôn mẫu đã định sẵn, không linh hoạt như một bài giảng thông thường, do đó GV phải thuộc giáo án.

- HS có thể theo dõi và ghi chép không kịp với tốc độ giảng của GV. Do đó GV phải biết vừa phối hợp giảng bài vừa quan sát lớp học.

- HS có thể bị lôi cuốn, với những hiệu ứng lạ mắt, những hình ảnh đẹp nên dễ phân tán với bài giảng. Vì vậy GV phải lưu ý khi đưa vào bài giảng những hiệu ứng như vậy.

- Dạy học bằng BGĐT phải thực hiện thông qua MVT, máy chiếu. Trong tình hình hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất ở các trường còn nhiều thiếu thốn, không phải trường nào cũng đủ điều kiện trang bị một phòng nghe nhìn hiện đại nên số lượng tiết học bằng BGĐT còn nhiều hạn chế.

- Đa số HS phổ thông nói chung vẫn quen với cách học theo kiểu GV giảng – đọc, HS nghe – chép, thì nay HS được học với cường độ và tốc độ nhanh, nhiều HS chưa kịp quan sát các thí nghiệm, các mô phỏng, hiểu rõ những chữ trên màn hình có nghĩa gì thì những dòng chữ đó đã trôi mất.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thông qua các bài giảng điện tử chương mắt các dụng cụ quang vật lý 11 ban cơ bản với sự hỗ trợ của một số phần mềm (Trang 32 - 34)