VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2 Phân loại bài tập về Tính quy luật hiện tượng di truyền
Căn cứ theo sự phân tích trên, tham khảo một số cách phân loại bài tập di truyền trong chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền trong chương trình Sinh học 12 và các kì thi Đại học, cao đẳng [3], [10], [19], chúng tôi nhận thấy có thể xét được 2 dạng bài tập:
Dạng 1: Bài tập đã biết quy luật di truyền Dạng 2: Bài tập chưa biết quy luật di truyền
* Nếu theo yêu cầu về sự tìm tòi, có thể chia thành 4 dạng: Dạng 1: Xác định kiểu gen, kiểu hình đời P
Dạng 2: Xác định kiểu gen, kiểu hình đời F1 hoặc F2 hoặc FB, .... Dạng 3: Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình đời F1 hoặc F2 hoặc FB, ....
Dạng 4: Tính xác suất biểu biện kiểu gen, kiểu hình đời F1 ; F2 hoặc FB, .... * Đinh Thị Thu Hằng [8] đã phân bài tập Tính quy luật của hiện tượng di truyền thành 4 dạng bài tập sau:
Dạng 1: Lai một cặp tính trạng do 1 cặp gen chi phối.
Dạng 2: Lai một cặp tính trạng do 2 gen chi phối (tương tác gen).
Dạng 3: Lai hai cặp tính trạng, mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen chi phối, trội lặn hoàn toàn, mỗi cặp gen tồn tại trên 1 cặp NST.
Dạng 4: Di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
Theo chúng tôi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, sự phân loại bài tập về Tính quy luật của hiện tượng di truyền càng chi tiết bao nhiêu thì càng khó đối với HS bấy nhiêu. Lý do chính là ở chỗ, HS càng thấy rõ chi tiết, càng dễ nghĩ rằng nội dung của Tính quy luật của hiện tượng di truyền tách biệt nhau. Thực tế kiến thức về Tính quy luật của hiện tượng di truyền đan xen, bổ sung cho nhau. Do vậy ở đây, theo chúng tôi không khuyến khích HS phải học thuộc các phương pháp giải bài tập, không yêu cầu HS thuộc tất cả các dạng, mà phải thấy được sự liên hệ giữa các kiến thức quy luật với nhau.
Dựa trên tinh thần “dạy học sinh suy nghĩ, chứ không phải dạy học sinh suy nghĩ về cái gì”[14, tr.3], quan trọng nhất GV cần luyện tập cho HS tư duy tích cực,
hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề. Nói một cách khác đối với HS khi học cách giải bài tập, bước đầu, HS cần trả lời cho các câu hỏi đơn giản sau:
(1) Yêu cầu tính cái gì? (2) Đề đã cho dữ kiện gì?
(3) Giải bài toán này bằng cách nào?
(4) Bài toán được mở rộng hơn như thế nào?
Xét thấy, trong chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền, các quy luật di truyền chi phối các phép lai và các yêu cầu tính toán:
Sơ đồ 2.2. Sự chi phối của quy luật di truyền
Theo đó, nổi bậc lên tầm quan trọng của quy luật di truyền. Và vì vậy, chúng tôi căn cứ vào các quy luật di truyền để thiết kế các bài tập, các giáo án dạy học thích hợp với quy luật chứ không dạy HS cách phân chia dạng bài tập như một số tác giả khác trình bày.
Do vậy, chúng tôi chia Bài tập về Tính quy luật của hiện tượng di truyền thành 6 dạng:
Dạng 1: Tìm quy luật di truyền.
Dạng 2: Quy luật phân li và Phân li độc lập.
Dạng 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen. Dạng 4: Di truyền liên kết (NST thường và NST giới tính). Dạng 5: Di truyền ngoài NST.
Dạng 6: Kết hợp các quy luật di truyền. Quy luật di truyền
Phân li ở F1
Lai phân tích
Kiểu gen và kiểu hình
Kiểu gen và kiểu hình
Kiểu gen và kiểu hình Phân li ở F2
Các bài tập tính toán tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình được ẩn chứa trong các dạng trên.