VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.4. Vận dụng giáo án dạy thực nghiệm
Vận dụng giáo án dạy thực nghiệm cho 3 bài + Bài 11: Quy luật phân li
+ Bài 12: Phân li độc lập
+ Bài 13: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
Các kết luận thu được từ phía GV phản hồi theo thang điểm 0 4 và dùng đánh giá tiêu chí từ (1) (6):
Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả định tính giờ dạy thực nghiệm
Điểm Mức độ đánh giá
0 Không thực hiện được yêu cầu 1 Chỉ thực hiện được theo khuôn mẫu
2 Thực hiện được nhưng trình bày chưa theo logic 3 Thực hiện tốt, có hướng dẫn của GV
4 Thực hiện tốt, không cần GV gợi ý
Tiêu chí phân tích Lớp ĐC Lớp TN
(1) Khả năng phân tích yêu cầu, dữ kiện bài toán 1 3
(2) Khả năng vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán 2 3
(3) Khả năng tổng hợp, suy luận giải chi tiết 2 4
(4) Khả năng phát triển bài toán 1 3
(5) Khả năng khái quát kiến thức 2 4
(6) Khả năng liên hệ kiến thức 1 3
(7) Mức độ tập trung, tính tự giác Chưa cao Tốt (8) Độ bền lý thuyết bài học trước Trung bình Tốt
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Thực nghiệm sư phạm thu trên 6 lớp (3 ĐC – 3 TN) với tổng số HS là 216 HS (107 ĐC – 109 TN). Các kết quả thu được được phân tích định lượng (theo các công thức thống kê) và định tính (theo tiêu chí đề ra). Tổng hợp các kết quả thực nghiệm thông các thông số đặc trưng chúng tôi nhận thấy, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC, phương sai, độ lệch chuẩn và sai số trung bình cộng của lớp TN thấp hơn lớp ĐC, giá trị kiểm định Td đều lớn hơn Tα = 1.96 chứng tỏ kết quả thực nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ đó chúng tôi khẳng định, việc vận dụng quy trình Polya vào nâng cao khả năng giải bài tập Tính quy luật của hiện tượng di truyền của HS có tính thực tiễn cao và khả năng áp dụng rộng trên nhiều đối tượng HS.
PHẦN BA KẾT LUẬN 3.1. KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả thực nghiệm, đối chiếu với nhiệm vụ nghiên cứu và giả thiết khoa học ban đầu, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Đề tài đã hệ thống và phân loại bài tập chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12 THPT thành 6 dạng (1 dạng tìm quy luật, 4 dạng theo từng quy luật, 1 dạng tổng hợp quy luật).
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận của việc áp dụng quy trình Polya vào giải bài tập Tính quy luật của hiện tượng di truyền và dùng bài tập để dạy học các bài học chương này.
- Thiết kế được quy trình giải bài tập chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền theo tư tưởng sư phạm của Polya gồm 4 bước: Xác định yêu cầu, phân tích dữ kiện – Sơ đồ hoá bài toán, giải chi tiết ra đáp số - Phân tích cách giải và dữ kiện - Mở rộng bài toán.
- Vận dụng quy trình thiết kế ở trên vào giải các dạng bài tập chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12 THPT và minh hoạ bằng giải chi tiết một số câu hỏi Tính quy luật của hiện tượng di truyền trong đề thi Đại học, Cao đẳng khối B năm 2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Thiết kế được một số giáo án dạy học theo quy trình thiết kế để dạy học bài 11, 12, 13 chương Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học 12 THPT theo hướng phát huy kĩ năng giải bài tập của HS.
- Thực nghiệm sư phạm trên diện rộng để kiểm tra hiệu quả của đề tài trên 3 trường THPT và 216 HS (107 HS lớp ĐC – 109 HS lớp TN). Các kết quả thu được khẳng định hiệu quả tích cực của đề tài. Khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài là rất cao và có thể áp dụng với nhiều đối tượng HS.
3.2. KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn đồng thời thông qua thực nghiệm chúng tôi khuyến nghị một số vấn đề:
- Tuỳ theo năng lực tu duy của từng đối tượng HS mà giáo án dạy học theo quy trình Polya có thể được điều chỉnh một số nội dung, nhưng dựa trên tinh thần rèn luyện kĩ năng giải bài tập và từ đó rèn luyện cho HS kĩ năng học tập lí thuyết dựa trên bài tập.
- Điều chỉnh khung thời gian cho chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền, cụ thể là dạy quy luật phân li độc lập 2 tiết. Vì quy luật phân li độc lập rất quan trọng, là tiền đề, là cơ sở so sánh để biện luận tìm được các quy luật khác.
- Áp dụng quy trình Polya cho nhiều dạng bài tập khác trong chương trình Sinh học 12 như: bài tập phân tử, bài tập nguyên phân, giảm phân, bài tập di truyền quần thể,… Đồng thời kết hoạt linh hoạt nhiều phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2011), Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nôị.
2. Nguyễn Thị Đào, Trần Văn Kiên và CS (2009) Trắc nghiệm Sinh học, NXB Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007-2012), sưu tầm Tập hợp các đề thi tuyển sinh Đại học-Cao Đẳng môn Sinh học.
4. Phạm Hồng Ban (2010), Sinh học quần thể, Bài Giảng Cao học, Đại học Vinh.
5 Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học, NXB Khoa học và Kĩ Thuật, Hà nội.
6. Trần Bá Hoành (1993), Kĩ Thuật dạy học Sinh học, NXB Giáo dục.
7. Lê Văn Hảo (2006), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, trường Đại học Nha Trang.
8. Đinh Thị Thu Hằng (2007), Vận dụng tư tưởng sư phạm của G.Polya trong việc dạy học bài tập di truyền cho học sinh THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội.
9. Phạm Thành Hổ (2006), Di truyền học, NXB Giáo dục.
10. Trần Đức Lợi (2008) Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học, NXB Thanh Niên. 11. Thái Duy Ninh (2007) Tế Bào Học, NXB Đại học Sư phạm.
12. G.Polya (2009), Giải một bài toán như thế nào? Bản dịch của Hồ Thuần, Bùi Tường, NXB Giáo dục.
13. G.Polya (2010), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục. 14. G.Polya (2010), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục.
15. Lâm Quang Thiệp (2006) Lý Thuyết và Thực hành về đo lường và đánh giá trong giáo dục, Hà nội.
16. Lê Duy Thành – Tạ Toàn – Đỗ Lê Thăng – Đinh Hoàng Long (2007) Di Truyền học, NXB Khoa học và Kĩ Thuật.
17. Phạm Hữu Tình (2009), Hệ thống công thức và phương pháp giải bài tập Di truyền học Sinh học 12 nâng cao, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Đồng Tháp.
18. Lê Công Triêm – Nguyễn Đức Vũ (2004) Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, NXB Đại học Sư phạm.
19. Lê Đình Trung – Trịnh Nguyên Giao (2007) Tuyển tập Sinh học 1000 câu hỏi và bài tập, NXB Hà Nội.
20. Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Văn Lũy – Đinh Văn Vang (2003) Tâm lý học Đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
21. Phạm Viết Vượng (2001) Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. http://www.quangngai.gov.vn.
23. http://www.sachgiaoduchcm.com.vn/index. 24. http://vuontoithanhcong.com/index.
PHỤ LỤC ẢNH DẠY HỌC
Hình 1: 7 cặp tính trạng Menđen
Hình 2: Sự di truyền tính trạng
Hình 3: Cơ sở tế bào học liên kết gen
Hình 5: Di truyền ngoài NST
Hình 7: Một số cơ chế xác định giới tính
Hình 9: Trứng tằm
Hình 10: Ti thể và lục lạp
Hình 12: Phép lai di truyền ngoài NST
Hình 14: Đột biến ruồi giấm
Hình 16: Phép lai phân tích
Hình 17: Cơ sở tế bào học Liên kết gen
Hình 18: Bẩn đồ di truyền ruồi giấm
Hình 20: Cơ sở tế bào học hoán vị gen
Hình 22: Quy trình thí nghiệm Menđen
Hình 24: Một số đột biến số lượng NST giới tính
Hình 26: Cơ sở tế bào học trội không hoàn toàn
PHỤ LỤC GIÁO ÁN THEO QUY TRÌNH POLYA BÀI: QUY LUẬT PHÂN LI
I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
Hiểu và vận dụng được nội dung quy luật phân li.
Biết được đối tượng, phương pháp nghiên cứu của Menđen. Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật.
Hiểu và vận dụng được phép lai phân tích.
Phân biệt được trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
2. Về kĩ năng
Viết được sơ đồ lai phép lai 1 tính.
Tính được kiểu gen, kiểu hình đời sau theo quy luật Phân li.
Tính được xác suất hình thành kiểu hình đời sau của phép lai 1 tính. Biện luận tìm kiểu gen và kiểu hình của P.
3. Về thái độ
- Có thái độ tích cực trong học tập.
- Vận dụng ý nghĩa quy luật phân li vào thực tiễn.
II. Phương pháp dạy học
- Bài tập – Suy luận (theo tư tưởng G.Polya). - Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa và các công cụ dạy học liên quan.
- Máy chiếu và các phim, ảnh về lai 1 tính, bài giáo án điện tử.
IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp, ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Bỏ qua.
3. Dạy bài mới:
GV cho biết Menđen đã thực hiện hai phép lai thuận và nghịch trên đối tượng là đậu Hà Lan đều thu được cùng kết quả sau:
Phép lai
(thuần chủng) F1 F1xF1 KH F2 Tỉ lệ KH 2
(1)
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ Hoa đỏ x Hoa đỏ 705 đỏ : 244 trắng 3,15 : 1 (2)
Thân cao x Thân lùn Thân cao Thân cao x Thân cao 487 cao : 177 lùn 2,75 : 1
+ Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội. + Tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn.
Câu hỏi 1: Hãy tóm tắt đặc điểm chung của 2 phép lai trên.
Đáp án: P(tc) F1 mang tính trạng trội 1 bên của bố và mẹ. Khi F1 x F1 thu được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 3:1.
GV cung cấp, theo Menđen:
- Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau được gọi là “giao tử thuần khiết”.
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
Menđen đã giải thích và khái quát thành định luật phân li: - Các tính trạng được xác định bởi các nhân tố di truyền (gen).
- Có hiện tượng giao tử thuần khiết khi F1 hình thành giao tử (Các tính trạng không trộn lẫn vào nhau): Giao tử của cơ thể lai F1 chỉ chứa 1 nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
- Sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền đã chi phối sự di truyền và biểu hiện của các cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ.
Định luật của Menđen được hiểu theo thuật ngữ khoa học là: “mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp”.
* Hoạt động 2: Cơ sở tế bào học
Câu hỏi 2: Trong tế bào lưỡng bội, gen (hay cặp alen) tồn tại như thế nào? Sự phân li và tổ hợp của các NST liên quan như thế nào đến sự phân li và tổ hợp của gen?
Đáp án: Trong tế bào lượng bội, gen tồn tại trên NST. Do NST tồn tại thành từng cặp nên gen tồn tại thành từng cặp. Sự phân li và tổ hợp tự do của NST đã dẫn đến sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp alen trong quá trình giảm phân và thụ tinh
Cơ sở tế bào học.
Câu hỏi 3: Hãy hoàn thành sơ đồ lai P1 ở đầu bài dựa trên cơ sở tế bào học của quy luật phân li theo 3 bước sau:
Bước 1: Biện luận trội lặn Bước 2: Quy ước gen Bước 3: Viết sơ đồ lai Đáp án:
Bước 1: Vì P1 thuần chủng hoa đỏ x hoa trắng và F1 100% hoa đỏ nên đỏ là tính trạng trội và trắng là tính trạng lặn.
Bước 2: Quy ước gen: A: hoa đỏ, a: hoa trắng. Bước 3: Sơ đồ lai dựa trên cơ sở tế bào học.
* Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn và lai phân tích.
GV yêu cầu HS chia thành các nhóm nhỏ (2 bàn 1 nhóm) viết sơ đồ lai của các phép lai sau và tính tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình F1 biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp:
P3 : Aa x aa P4 : Aa x Aa P5 : AA x aa GV điều chỉnh đáp án các nhóm.
Đáp án P3: P3 : Aa x aa G/P3 : A ; a a F1 : Aa : aa
Về kiểu gen: 1Aa : 1 aa
Về kiểu hình: 1 Thân cao : 1 Thân thấp. Đáp án P4: P4 : Aa x Aa
G/P4 : A ; a A ; a F1 : AA : Aa : Aa : aa
Về kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1 aa
Về kiểu hình: 3 cao : 1 thấp (3 trội:1lặn). Đáp án P5: P5 : AA x aa P G/P F1 F1 x F1 G/F1 F2 x x
G/P5 : A a F1 : Aa
Về kiểu gen: 100% Aa
Về kiểu hình: 100% Thân cao.
Câu hỏi 4: So sánh phép lai P3 và P5 các em có nhận xét gì về kiểu hình của P và kiểu hình của F1 tương ứng. Từ đó hãy trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào xác định được kiểu hình trội là thuần chủng hay dị hợp?”
Đáp án: Ở P3 và P5 đều là Thân cao (tính trạng trội) lai với Thân thấp (đồng hợp lặn) nhưng thu được kết quả khác nhau (100% và 50%:50% hay 1:1).
- Nếu muốn xác định cây Thân cao chưa biết kiểu gen là thuần chủng hay dị hợp, người ta cho cây Thân cao lai với cây thân thấp:
+ Nếu F1 đồng nhất về kiểu hình cây Thân cao P thuần chủng AA. + Nếu F1 phân li theo tỉ lệ 1:1 cây Thân cao P không thuần chủng Aa. GV nhận xét, bổ sung: Phép lai trên được gọi là lai phân tích.
Cho HS xem ảnh:
Nêu câu hỏi, biết AA: đỏ và aa: trắng. Thực hiện phép lai trên loài hoa X: P6tc : Hoa đỏ x Hoa trắng F1 : 100% Hoa hồng
Cho F1 x F1 F2 : 1 Đỏ : 2 Hồng : 1 Trắng Điều này được giải thích như thế nào?
Đáp án:
- Do P6 thuần chủng nên F1 ở trạng thái dị hợp Aa, mang tính trạng trung gian của bố và mẹ trội không hoàn toàn.
- Ta có sự quy ước gen: AA – đỏ; Aa – Hồng; aa – Trắng F1 x F1 : Aa x Aa
G/F1 : A ; a A ; a F2 : AA : Aa : Aa : aa
Về kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1 aa
Về kiểu hình: 1 Đỏ : 2 Hồng : 1 Trắng.
Nhận thấy rằng trong trường hợp trội không hoàn toàn thì số kiểu gen bằng với số kiểu hình.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại quy luật phân li của Menđen theo sơ đồ:
Ptc 1 cặp tương phản F1 dị hợp và đồng tính F2 : 3 trội : 1 lặn.
(1) (2) (3)
Biết được 1 trong 3 khâu trên, chúng ta có thể suy luận tìm ra kiểu gen và kiểu hình của các khâu còn lại.
- Lai phân tích: Để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho cá thể này lai với đồng hợp lặn.
- Trội không hoàn toàn: Con lai mang tính trạng trung gian của bố và mẹ. Tỉ lệ đặc trưng ở F2 là 1:2:1. Số kiểu gen bằng số kiểu hình.
5. Dặn dò và hướng dẫn:
- Cùng phép lai: AA x aa F1 F2. So sánh tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu