VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.4.2. Dạng 2: Quy luật phân li và phân li độc lập
Quy luật phân li và phân li độc lập gọi chung là quy luật Menđen. Các quy luật này dựa trên tính trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập của các gen (do sự phân li độc lập của NST trong giảm phân và thụ tinh). Trong khi giải các bài tập này, GV cần lưu ý HS về các tỉ lệ đặc trưng của từng quy luật. Quy luật phân li và phân li độc lập là cơ sở để suy xét các dạng quy luật khác.
Vận dụng:
Câu 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa
trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1
gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
A. 3:3:1:1 B. 1:1:1:1:1:1:1:1. C. 3:1:1:1:1:1D. 2:2:1:1:1:1
(Câu 25, đề TS ĐH 2012 khối B Mã đề thi 836)
Giải:
Bước 1: Xác định yêu cầu – Phân tích yêu cầu và dữ kiện
Yêu cầu và dữ kiện Phân tích
Yêu cầu:
Tỉ lệ phân li kiểu gen F1? Xác định quy luật.
Tỉ lệ phân li kiểu gen F1 = tích tỉ lệ phân li kiểu gen của các cặp tính trạng hợp thành. Như vậy, ta phải tìm tỉ lệ phân li kiểu gen của từng cặp tính trạng.
Dữ kiện:
(1) A: cao, a: thấp; B: đỏ, b: trắng (2) phân li độc lập
(3) 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng
(1) Trội lặn hoàn toàn.
(2) Dùng được công thức xác suất. (3) Tỉ lệ kiểu hình:
37,5 : 37,5 : 12,5 : 12,5 = 3:3:1:1 Cao/Thấp = 1:1 và Đỏ/Trắng = 3:1
Kết hợp (1:1) x (3:1) = 3:3:1:1 đúng kết quả bài toán Phân li độc lập.
Từ tỉ lệ kiểu gen từng cặp tính trạng ta tìm có thể tìm được tỉ lệ kiểu gen của phép lai kết quả.
Bước 2: Sơ đồ hóa – Giải chi tiết ra đáp số
* Sơ đồ hóa bài toán:
A: Cao, a: Thấp B: Đỏ, b: Trắng
P: Cây 1 x Cây 2
F1 : Kiểu gen?
Kiểu hình: 3:3:1:1. Trội hoàn toàn
Vậy, từ tỉ lệ kiểu hình của F1 tỉ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng từng phép lai 1 tính tỉ lệ kiểu gen từng cặp tính trạng tỉ lệ kiểu gen F1.
* Giải chi tiết:
- Xét tính trạng chiều cao, ta có: Cao/Thấp = 37,5 12,5 137,5 12,5 1+ =
+ . Đây là tỉ lệ đặc
trưng của phép lai phân tích 1 cặp tính trạng kiểu gen Aa x aa tỉ lệ phân li kiểu gen F1 là 1:1 và tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1.
- Xét tính trạng màu hoa, ta có: Đỏ/Trắng = 37,5 37,512,5 12,5+ =31
+ . Đây là tỉ lệ của
phép lai tự thụ 1 cặp tính trạng kiểu gen Bb x Bb tỉ lệ phân li kiểu gen F1 là 1:2:1 và tỉ lệ phân li kiểu hình là 3:1.
- Kết hợp cả 2 tính trạng:
+ Về kiểu hình, ta có (1:1) x (3:1) = 3:1:3:1 hay 3:3:1:1 phù hợp với kết quả đề Các gen phân li độc lập nhau Sự di truyền tuân theo quy luật Menđen.
+ Về kiểu gen, ta có (1:1) x (1:2:1) = 1:2:1:1:2:1 hay 2:2:1:1:1:1.
Bước 3: Phân tích cách giải và dữ kiện ban đầu.
Cách giải và dữ kiện ban đầu Phân tích
Cách giải:
Xét riêng từng tính trạng KH, KG từng tính trạng
Xét chung KH, KG của 2 tính trạng
Kết quả.
Xác định được quy luật di truyền chi phối các tính trạng đang xét (nếu đề chưa cho biết quy luật).
Ví dụ: Biết được trội lặn hoàn toàn nhưng chưa biết phân li độc lập hay di truyền liên kết ta phải xét sự di truyền từng cặp tính trạng có độc lập với nhau không?
Dữ kiện:
(1) A: cao, a: thấp; B: đỏ, b: trắng.
(2) phân li độc lập
(3) 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng
(1) Để xác định trội lặn hoàn toàn.
(2) Trường hợp hoán vị gen tần số 50% cũng cho kết quả tương tự.
(3) Tỉ lệ kiểu hình F1 có thể xác định được tỉ lệ Cao/Thấp và Đỏ/Trắng, từ đó tìm được quy luật di truyền Kết quả.
Vậy, nếu thay đổi dữ kiện “tỉ lệ phân li kiểu hình F1 hay tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen ở F1” sẽ có những bài toán mới tương tự hoặc khó hơn bài toán ban đầu.
Bước 4: Mở rộng bài toán
Từ cách giải bước 2, sự phân tích bước 3, nếu thay đổi dữ kiện hoặc yêu cầu hoặc dữ kiện lẫn yêu cầu, bài toán trên cso thể được mở rộng thành một số bài toán mới:
Mở rộng 1: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 56,25% thân cao hoa đỏ; 18,75% thân cao hoa trắng; 18,75% thân thấp hoa đỏ; 6,35% thân thấp hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác định tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?”
Mở rộng 2: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác định tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen ở F1?”
Mở rộng 3: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 56,25% thân cao hoa đỏ; 18,75% thân cao hoa trắng; 18,75% thân thấp hoa đỏ; 6,35% thân thấp hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các cây thân cao hoa đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là bao nhiêu?”
Thông qua thực hiện bài toán ban đầu và các bài toán mở rộng HS có thể khái quát cách giải chung cho dạng toán về quy luật di truyền phân li và phân li độc lập.
Các bài toán tương tự HS có thể giải:
Câu 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
C. Aabb x aabb và Aa x aa D. Aabb x AaBb và AaBb x AaBb.
(Câu 29, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)
Câu 3: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa x AAAa. (2) Aaaa x Aaaa. (3) AAaa x AAAa. (4) AAaa x Aaaa. Đáp án đúng là:
(1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2). D. (3), (4).
(Câu 40, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)
Câu 4: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
A. 32 B. 5 C. 8 D. 16
(Câu 56, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)
Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2.Tiếp tục cho các cây F2 tự thục phấn cho được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp D. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp
(Câu 60, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)
Câu 6: Cho phép lai P: AaBbDdEe x AaBbddEE. Biết các gen phân li độc lập và trội lặn hoàn toàn. Hãy tính ở F1:
a. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdEe? b. Tỉ lệ kiểu gen AAbbDdEe?
c. Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng? d. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E-?