Dạng 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình giải toán của polya nâng cao kỹ năng giải bài tập tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 cho học sinh phổ thông (Trang 46 - 50)

VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.3.Dạng 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen

Tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen dựa trên phân li độc lập nhưng có sai khác về biểu hiện kiểu hình. Cụ thể, nếu cơ thể dị hợp hai cặp gen tự thụ (ví dụ AaBb) sẽ tạo ra ở đời sau có 9 kiểu gen, 16 tổ hợp, số kiểu hình tùy theo từng quy

luật (thường ≤ 4 kiểu hình). Hệ thống quy luật di truyền tương tác được minh họa trong sơ đồ 2.7.

Vận dụng:

Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn vềp hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ

A. 1

12 B. 1

24 C. 1

8 D. 1

16

(Câu 52, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)

Giải:

Bước 1: Xác định yêu cầu – Phân tích yêu cầu và dữ kiện

Yêu cầu và dữ kiện Phân tích

Yêu cầu: Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen ở con. Xác định quy luật. Tỉ lệ aabb = ab (F1) x ab (đỏ F2) Vậy ta tính tỉ lệ ab ở F1 và tỉ lệ ab ở cây đỏ F2. Dữ kiện:

(1) lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. (2) Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ.

(3) Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con.

(1) Kiểu gen P và của F1?

(2) tỉ lệ F2: 13:3 = 16 tổ hợp  quy luật di truyền, kiểu gen của F1 và của P  tỉ lệ giao tử ab (F1) và ab (đỏ F2)

(3) Thực hiện nhân tỉ lệ ab (F1) x ab (F2) ta được kết quả.

Bước 2: Sơ đồ hóa – Giải chi tiết ra đáp số

* Giải chi tiết:

F2 có 13:3 = 16 tổ hợp  F1 tạo ra 4 giao tử, kiểu gen dị hợp tử 2 cặp (ví dụ AaBb). Tỉ lệ 13:3 ≠ 9:3:3:1  có sự tương tác gen. So sánh với phân li độc lập ta có:

Phân li độc lập KH đề Nhận xét

9 A-B- 9 trắng 9 trắng Kiểu gen có A và B cùng với kiểu gen aabb

 trắng

3 A-bb 3 đỏ 3 trắng

3 aaB- 3 trắng 3 đỏ Kiểu gen có A hoặc B  đỏ 1 aabb 1 trắng 1 trắng

Để sinh ra được cây F1 AaBb thì P thuần chủng phải là AABB x aabb. Vậy quy luật di truyền là tương tác gen kiểu 13:3.

F1 AaBb  1

4ab

Đỏ F2 3A-bb (hoặc 3aaB-) có 2 kiểu gen là 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3AAbb và 2

3Aabb (hoặc 1

3aaBB và 2

3aaBb)  chỉ có Aabb (hoặc aaBb) mới sinh giao tử ab  1

3ab Vậy F1 x Đỏ F2 đồng hợp lặn = 1

4ab x 1

3ab = 1 12

Bước 3: Phân tích cách giải và dữ kiện ban đầu.

Cách giải và dữ kiện ban đầu Phân tích

Cách giải:

Tìm quy luật di truyền  kiểu gen P, F1, F2  tỉ lệ giao tử ab (F1) và ab (đỏ F2)

 kết quả.

Quy luật tương tác dựa trên sự phân li độc lập của các cặp alen nên ta có thể vận dụng: “xác suất biểu hiện kiểu hình đời sau bằng tích xác suất các giao tử hợp thành” P: Trắng x Trắng F1 toàn hoa trắng F2: 13 trắng 3 đỏ Tỉ lệ hoa trắng? ab? ab?

Dữ kiện:

(1) lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. (2) Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ.

(3) Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con.

(1) Phán đoán tương tác gen

(2) Tỉ lệ đặc trưng của tương tác át chế. Nếu thay bằng tỉ lệ 9:7 sẽ theo tương tác bổ sung.

(3) Xác định được giao tử. Nếu thay bằng cho tất cả hoa đỏ F2 lai phân tích sẽ được bài toán mới.

Bước 4: Mở rộng bài toán

Theo sự phân tích trên, kết hợp với bước 2 và 3 chúng ta có thể thay đổi một số yêu cầu hoặc dữ kiện để bài toán mở rộng thành nhiều dạng mới.

Mở rộng 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

Mở rộng 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho tất cả cây hoa đỏ F2 lai phân tích thu thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

Mở rộng 3: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Cho tất cả cây hoa đỏ F2 lai phân tích thu thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

Câu 2: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb × AaBb (3) AAbb × AaBB (5) aaBb × AaBB (2) aaBB × AaBb (4) AAbb × AABb (6) Aabb × AABb Đáp án đúng là:

A. (3), (4), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (4), (5), (6).

(Câu 16, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)

Câu 3: Khi lai hai cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản: cây có quả tròn, ngọt, màu vàng với cây có quả bầu dục, chua, màu xanh thì F1

thu được toàn cây quả tròn, ngọt, màu vàng. Cho các cây F1 này tự thụ phấn thu được F2 gồm 75% cây quả tròn, ngọt, màu vàng) : (25% cây quả bầu dục, chua, màu xanh. Trong số các cây quả tròn, ngọt, màu vàng ở F2, số cây có kiểu gen đồng hợp tử trội là: A. 3 4 B. 1 4 C. 1 16 D. 1 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4: Lai phân tích cá thể AaBb, FB thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 1:2:1. Khi cho F1 tự thụ phấn sẽ không thu được tỉ lệ phân li kiểu hình:

A. 9:6:1 B. 12:3:1 C. 9:3:4 D. 9:7

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình giải toán của polya nâng cao kỹ năng giải bài tập tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 cho học sinh phổ thông (Trang 46 - 50)