Dạng 4: Di truyền liên kết (NST thường và NST giới tính)

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình giải toán của polya nâng cao kỹ năng giải bài tập tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 cho học sinh phổ thông (Trang 50 - 55)

VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.4. Dạng 4: Di truyền liên kết (NST thường và NST giới tính)

Di truyền liên kết NST thường:

- Liên kết gen:

+ Các gen nằm trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau được gọi là nhóm gen liên kết, số lượng nhóm gen liên kết bằng với số nhiễm sắc thể đơn bội của loài.

+ Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm, do các gen trên cung NST luôn di truyền cùng nhau làm hạn chế số giao tử từ đó hạn chế số kiểu hình.

+ Trong cơ thể cái khi giảm phân xảy ra trao đổi chéo giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến thay đổi vị trí các gen trên NST và xuất hiện tổ hợp gen mới.

+ Hoán vị gen có đặc điểm làm tăng số biến di tổ hợp, số kiểu hình, xuất hiện tính trạng mới từ sự tổ hợp các gen của bố mẹ.

+ So với phân li độc lập, hoán vị gen tạo ra nhiều hơn kiểu gen vì dị hợp 2 cặp

có 2 kiểu gen là AB Ab;

ab aB. Số kiểu hình hoán vị gen = kiểu hình phân li độc lập. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn thường nhỏ hơn đồng hợp lặn của phân li độc lập

6, 25%

ab

aabb

ab≤ = .

Di truyền liên kết với giới tính - Gen trên NST X:

Gen quy định tính trạng màu mắt ở ruồi giấm, gen qui định bệnh mù màu, bệnh máu khó đông, chỉ có trên NST X mà không có alen trên Y. Vì vậy cơ thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST giới tính X đã biểu hiện ra KH. Đặc điểm Gen trên NST giới tính X: Có hiện tượng di truyền chéo, di truyền cách đời, cơ thể XY biểu hiện bệnh nhiều hơn cơ thể XX.

- Gen trên NST Y:

Người bố có túm lông tai sẽ di truyền đặc điểm này cho tất cả con trai, còn con gái thì không bị tật này. Đặc điểm: Di truyền thẳng.

Vận dụng:

Câu 1: Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ:

A. 4% B. 8% C. 2% D. 26%

(Câu 24, đề TS ĐH 2012 khối B mã đề thi 836)

Yêu cầu và dữ kiện Phân tích

Yêu cầu:

Tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp

gen. Xác định quy luật. Tính tỉ lệ

?

AB ab =

(hay tích các giao tử) Dữ kiện:

(1) xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Không có đột biến.

(2) Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1.

(3) Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%.

(1) Theo di truyền liên kết

(2) Chưa biết kiểu gen, kiểu hình

(3) AB ab 4%

AB = ab=  tỉ lệ giao tử ab, kiểu gen, kiểu hình của P  tỉ lệ mỗi loại giao tử  kết quả.

Bước 2: Sơ đồ hóa – Giải chi tiết ra đáp số * Sơ đồ hoán bài toán:

* Giải chi tiết:

Do F1 xuất hiện kiểu hình lặn ab

ab nên cả hai cơ thể P phải dị hợp tử 2 cặp. Di truyền liên kết P: ruồi ♀ x ruồi ♂ F1 AB ab 4% AB =ab= ? AB ab = ? ab= Tỉ lệ các giao tử?

Do ab 4%

ab = mà ruồi đực F1 không có hoán vị gen nên chỉ sinh giao tử

50%

ab= và kiểu gen ruồi đực là AB

ab  ruồi cái F1 sinh giao tử ab=8% ≤25%

ruồi cái có kiểu gen Ab

aB .

 tỉ lệ các kiểu gen là của P là:

Ruồi cái Ab aB Ruồi đực AB ab 42% 8% Ab aB AB ab = = = = AB ab= =50%

Vậy tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen AB

ab là: 2×AB ab× = 2 8% 50% 8%× × =

Bước 3: Phân tích cách giải và dữ kiện ban đầu.

Cách giải và dữ kiện ban đầu Phân tích

Cách giải:

Tìm tỉ lệ giao tửab  tỉ lệ các giao tử khác  kết quả theo yêu cầu.

Bài tập về liên kết gen nên chuyển về tỉ lệ đồng hợp lặn để biện luận. Nếu tỉ lệ

ab

ab<6,25% thì quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen). Nếu là giao tử liên kết thì ab>25%, ngược lại là giao tử hoán vị.

Dữ kiện:

(1) xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Không có đột biến.

(2) Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1.

(3) Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về

(1) Xác định quy luật. Nếu có đột biến việc giải bài toán sẽ khó khăn hơn.

(2) Xác định được chỉ có ruồi cái hoán vị gen.

(3) Xác định được tỉ lệ giao tử ab và tỉ lệ các giao tử còn lại. Nếu thay đổi tỉ lệ, cách tính giải tương tự.

cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%.

Bước 4: Mở rộng bài toán

Mở rộng 1: Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 8%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

Mở rộng 2: Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

Mở rộng 3: Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 8%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

Các bài tập HS tự giải:

Câu 2: Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiểm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A qui định lông vằng trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo lý thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen. B. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn. C. Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.

D. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.

Câu 3: Cho A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên cùng một cặp NST. Khi lai hai cây cao đỏ với cây cao trắng được F1 có 4% cây thấp trắng. Tần số hoán vị gen là:

A. 16% B. 8% C. 32% D. 24%

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình giải toán của polya nâng cao kỹ năng giải bài tập tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 cho học sinh phổ thông (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w