Việc thực hiện các kiến nghị giám sát của các đối tượng chịu sự giám sát chưa triệt để.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 29 - 30)

giám sát chưa triệt để.

Thực tế cho thấy cuối mỗi kì họp Quốc hội đều ra nghị quyết về giám sát, các đoàn giám sát của các uỷ ban đều có kiến nghị nhưng các yêu cầu kiến nghị của Quốc hội thông qua hoạt động giám sát chưa được quan tâm theo dõi và đôn đốc việc nghiên cứu, giải quyết. Tình trạng “giám sát rồi để đấy hoặc “ giám sát xong tình trạng lại tệ hơn khi chưa giám sát” không phải là hiếm. Việc cán bộ ngành, cơ quan, tổ chức, khi bị giám sát thì hứa hẹn qua loa nhưng sau đó không có giải pháp nào để xử lý những vướng mắc, sai phạm vẫn còn phổ biến. Nhiều thủ trưởng các bộ, ngành sẵn sàng nhận

khuyết điểm nhưng rồi tình trạng hoạt động của cơ quan vẫn không cải thiện, thiếu sót vẫn không được sữa chữa, lời hứa vẫn không được thực hiện từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà không có sự truy cứu trách nhiệm. Chính vì vậy vẫn còn tình trạng tại diễn đàn Quốc hội có những vấn đề được các đại biểu Quốc hội chất vấn đi chất vấn lại nhiều lần tại các kỳ họp liên tiếp, tỷ lệ các vụ việc được giải quyết các vấn đề chính sách được làm sáng tỏ còn thấp, chế độ trách nhiệm của các cơ quan công quyền còn chưa được làm rõ. Vấn đề này thể hiện sự thiếu nghiêm minh trong thực thi các kiến nghị giám sát, đồng thời cũng thể hiện tính hiệu lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội chưa cao, chưa đúng tầm của một cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất được trao quyền giám sát tối cao.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w