Nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 33 - 34)

Thứ nhất là do mô hình tổ chức Nhà nước chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã đưa ra một mô hình tổ chức chừa hề tồn tại trong lịch sử nước ta. Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử dài trong chế độ phong kiến và ngót một thế kỉ nằm dưới gót giày thực dân với chế độ thuộc địa và sau khi giành thắng lợi thì tiến lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa tư bản, vì vậy trong lịch sử chưa hề tồn tại hình thức nhà nước pháp trị hay pháp quyền. Cho đến thời điểm này Đảng là người đầu tiên khởi xướng quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền vì vậy trên con đường đầy mới mẻ chúng ta chưa thể nhanh chóng đạt được những thành công, mặt khác trong quá trình thử nghiệm sẽ gặp không ít những khó khăn, vấp váp đòi hỏi chúng ta phải rút ra những bài học kinh nghiệm. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự vận động lịch sử. Chính vì thế mà những yếu kém trong hoạt động giám sát của Quốc hội cũng là điều dễ hiểu, và chúng ta cần có cái nhìn khách quan biện chứng để giữ vững niềm tin vào công cuộc xây dựng đất nước.

Thứ hai là do ảnh hưởng của tâm lý dân tộc và do hậu quả chiến tranh kéo dài.

Do chịu tác động của tư tưởng và quan niệm của xã hôi phong kiến đã khiến cho một thời gian dài người Việt có tâm lý “an phận” ,”e ngại” né tránh trong việc đấu tranh phê phán những người có quan hệ với mình đặc biệt là quan hệ trên - dưới nảy sinh trong chính những người làm việc trong bộ máy nhà nước những người đại diện cho lợi ích của cử tri làm ảnh hưởng

đến hiệu quả giám sát của Quốc hội. Chính vì thế nên họ làm việc thường không tách biệt giữa tình cảm và công việc nên bị chi phối nhiều bởi những quan hệ xã hội. Là những người dại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân nhưng họ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác khiến cho việc giám sát cũng không được hiệu quả như mong muốn.

Mặt khác, do hậu quả chiến tranh kéo dài nên tâm lý ỷ lại vào chỉ dẫn của cấp trên, chỉ thực hiện theo mệnh lệnh và các thủ tục có sẵn đã khiến cho người dân trông chờ và hướng dẫn cụ thể mới tiến hành công việc hoặc mới thực hiện các quy định. Với đại biểu Quốc hội, tâm lý trông chờ, tuân thủ đã giải thích cho việc Quốc hội được quyền bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhưng khi chưa có quy trình, thủ tục cụ thể thì đại biểu cũng không thực hiện được. Điều đó thể hiện sự cứng nhắc trong cách làm việc của các đại biểu quốc hội, vì thế nên tính kịp thời trong hoạt động giám sát sẽ bị hạn chế và có khi đánh giá không đúng hiện thực để kịp thời đưa ra những giải pháp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w