Nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực giám sát của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 43 - 44)

- Xác định phạm vi đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp với vị thế và đặc thù hoạt động của Quốc hội.

Qua nghiên cứu các học thuyết và nguyên lý tổ chức quyền lực nhà nước cũng như xuất phát từ thực tiến hoạt động giám sát những năm qua của Quốc hội nước ta, có thể thấy rằng phạm vi giám sát của Quốc hội nước ta là quá rộng, khó có thể thực thi trong điều kiện hiện nay. Do đó muốn quyền giám sát tối cao của Quốc hội được thực thi có hiệu lực và hiệu quả thực sự thì Quốc hội chỉ nên tập trung giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan và các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Giải pháp này là phù hợp với vị thế của Quốc hội nói chung và chức năng giám sát tối cao nói riêng. Quan niệm này phù hợp với khả năng và thực tiễn giám sát của Quốc hội, đồng thời nó cũng gần giống với quan niệm của nhiều nước về chức năng giám sát của Quốc hội: Giám sát Quốc hội trước hết là giám sát Chính phủ.

- Phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan nhà nước khác.

Muốn hoạt động giám sát của Quốc hội có hiệu lực và hiệu quả cao thì cần đặt nó trong một cơ chế giám sát chung, trong đó các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan Nhà nước khác làm nền tảng cho hoạt động giám sát mang tính tối cao. Cần thống nhất nhận thức về chức năng giám sát của Quốc hội, theo đó Quốc hội cần tập trung thực hiện một cách thực chất, có hiệu quả vai trò giám sát hoạt động đối với cơ quan hành pháp (Chính phủ) với sự phân định rõ phạm vi, đối tượng giám sát của Quốc hội

là chỉ đối với cơ quan hành pháp và những vấn đề mang tính chính sách. Với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội chỉ tập trung vào việc giám sát hoạt động (xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật) của các cơ quan và cá nhân có vị trí pháp lý cao nhất trong bộ máy nhà nước.

- Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội. Trước hêt phải làm rõ trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội nhằm phân biệt được giám sát của Quốc hội khác với hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát của các cơ quan nhà nước khác và vị trí của Quốc hội trong cơ chế giám sát quyền lực nhà nước nói chung.

Thứ hai, cần bổ sung các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể giám sát, đối tượng chịu sự giám sát và đặc biệt là chủ thể có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông qua hoạt động giám sát.

Thứ ba, cần phải quy định cụ thể quy trình, thủ tục và điều kiện thực hiện quy trình, thủ tục tron hoạt động giám sát.

Thứ tư, cần xây dựng được các quy đinh cụ thể về các chế tài bảo đảm hiệu lực của giám sát, thực sự phát huy hiệu quả của hoạt động giám sát.

- Xác định một mô hình giám sát hợp lý.

Cách tổ chức hoạt động của Quốc hội, trong đó có hoạt động giám sát, phụ thuộc vào mô hình thể chế. Hiến pháp cần có quy định bảo đảm Hiến pháp phải có vị trí tối thượng, muốn sửa đổi Hiến pháp phải được toàn dân phúc quyết.

Đối với Quốc hội: nên đưa chức năng đại diện vào Hiến pháp, có bước đi phù hợp để tiến tới một Quốc hội chuyên nghiệp (cải tiến chế độ bầu cử, tăng số đại biểu chuyên trách, hoạt động giám sát thường xuyên…)

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w