Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 44 - 47)

- Cải thiện vị thế, điều kiện và tăng động lực giám sát cho đại biểu Quốc hội.

Để nâng cao năng lực giám sát của đại biểu cần tập trung vào một số công việc sau:

Thứ nhất, về lâu dài cần cải cách hệ thống bầu cử để hình thành nền tảng bầu cử quốc gia, theo đó cần xây dựng lại các khu vực bầu cử tránh tình trạng đại diện chồng chéo… Cần sớm thiết kế, nghiên cứu mô hình Viện Địa phương nhằm giảm xung đột giữa lợi ích của địa phương và lợi ích của Quốc gia. Trước mắt nếu chưa thể thành lập một cơ quan đại diệncho lợi ích địa phương như vậy thì nên tăng số lượng đại biểu trung ương sao cho tỷ lệ này cũng phải mang tính áp đảo.

Thứ hai, phải nâng cao động lực giám sát cho đại biểu Quốc hội, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động giám sát. Vấn đề xung đột lợi ích “ trên - dưới” khi mà các đại biểu phải giám sát cấp trên theo ngạch chuyên môn hoặc hành chính của mình một khi không được giải quyết thì sẽ khó mang lại hiệu quả. Cần tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách để có một lực lượng đại biểu toàn tâm toàn ý, giành toàn bộ thời gian và trí tuệ cho “nghề đại biểu”.

Thứ ba, cần có sự đầu tư thích đáng vào việc bồi dưỡng kĩ năng giám sát cho đại biểu. Các kỹ năng giám sát cần thiết đối với đại biểu Quốc hội bao gồm: kỹ năng chất vấn, kỹ năng vận động, thảo luận và biểu quyết, kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin; kỹ năng hình thành kiến nghị và tình bày kiến nghị …

Thứ tư, đại biểu Quốc hội còn cần được đảm bảo những điều kiện cần thiết, như bộ phận tham mưu giúp việc, được cung cấp thông tin, kinh phí để thực hiện hoạt động giám sát.

Bên cạnh đó phải có quy định về chế tài đối với đại biểu không hoàn thành trách nhiệm đại biểu, không còn được cử tri tín nhiệm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hay quy chế hoạt động của Quốc hội.

Qua nghiên cứu thực tiến triển khai hoạt động giám sát trong những năm qua, có thể nhận thấy một số vấn đề quy trình thủ tục cần được đổi mới như sau:

Đổi mới quy trình, thủ tục nghe báo cáo và ra nghị quyết về báo cáo công tác của các đối tượng chịu sự giám sát và các báo cáo chuyên đề khác tại kỳ họp Quốc hội.

Đổi mới phương thức chất vấn.

Đổi mới phương thức thực hiện hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.

Cụ thể hoá một số tủ tục để đảm bảo tính khả thi (thủ tục thành lập ỷ ban lâm thời để tiến hành điều tra một vấn đề nhất định và bỏ phiểu tín nhiệm)

Đổi mới phương thức giám sát thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cảu công dân.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng các công cụ giám sát.

Những công cụ giám sát được Quốc hội các nước áp dụng phổ biến nhất là: thảo luận, biểu quyết, chất vấn, đề xuất kiến nghị; luận tội, điều trần, điều tra; bỏ phiếu tín nhiệm… Đối với Quốc hội Việt Nam, thực tế cho thấy chất vấn là công cụ giám sát được sử dụng hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay. Do vậy chất vấn cần được tiếp tục sử dụng và cải tiến để phát huy hiệu năng cao hơn như phần đổi mới phương thức chất vấn ở trên đã đề cập.

Một công cụ giám sát cần được các Uỷ ban của Quốc hội nước ta nghiên cứu, sử dụng là hình thức “điều trần”. Đối với Việt Nam đây là một khái niệm mới và chưa được coi là một công cụ giám sát hiệu quả cũng như chưa có quy trình áp dụng tối ưu. Trong khi đó điều trần là một phương thức được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả ở Quốc hội các nước. Điều trần là một hình thức giám sát hiệu quả bởi nó mang tính làm rõ vấn đề, tính tranh luận cởi mở, cơ hội trình bày ý kiến rộng rãi cho các bên liên quan, không chịu áp lực

gay gắt về thời gian như các cuộc tranh luận hay chất vấn ở nghị trường nên thường đi được tới cùng của vấn đề.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w