của nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới pháp chế của Nhà nước mà về lâu dài, những hạn chế đó từng bước có tác động bất lợi cho việc thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực Nhà nước. Vì vậy vấn đề đổi mới để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội vừa là vấn đề cấp bách vừa là vấn đề lâu dài để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
3.2 Phương hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát củaQuốc hội. Quốc hội.
Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội phải gắn với đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là với hoạt động lập pháp. Hoạt động giám sát chỉ là một chức năng của Quốc hội và nó không phải là một hoạt động có ý nghĩa độc lập tuyệt đối, vì vậy, đổi mới hoạt động giám sát phải được đặt trong tiến trình chung của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong mối liên hệ hữu cơ và đồng bộ với đổi mới Quốc hội.
Để hoạt động giám sát có hiệu quả, pháp luật được thực thi trong cuộc sống, một yêu cầu đặt ra là phải có chiến lược lập pháp đồng bộ. Trong mối quan hệ với lập pháp, mục đích của hoạt động giám sát là nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật. Do vậy để tăng cường chất lượng công tác giám sát, phải gắn hoạt động giám sát với việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do vậy, để tăng cường chất lượng công tác giám sát phải theo sát yêu và phục vụ hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội là quá trình đảm bảo cho Quốc hội thực hiện đúng thẩm quyền luật định, tăng cường năng lực kiểm soát và đánh giá hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát. Quốc hội phải thực hiện đúng thẩm quyền, phạm vi giám sát tối cao, không lấn sân
hoặc làm thay các yếu tố khác của cơ chế giám sát quyền lực Nhà nước cao