Nhóm gải pháp về các điều kiện đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 47 - 50)

hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Thống nhất nhận thức, quan niệm về hoạt động giám sát của Quốc hội.

Trước hết cần xác định rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của việc thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, coi đây là thẩm quyền của cơ quan thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Phải coi đẩy mạnh hoạt động giám sát là một khâu không thể thiếu liên quan mật thiết đến hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước để qua đó Quốc hội mới bảo đảm thực hiện được đầy đủ, đồng bộ các chức năng của mình với chất lượng cao nhất. Cần có một cách nhìn nhận đúng đắn và thực sự coi trọng hoạt động giám sát. Các đối tượng chịu sự giám sát cần tập trung giải quyết kịp thời các kiến nghị qua giám sát và coi đó như là một biện pháp, cách thức nâng cao chất lượng việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng của cơ chế bảo đảm và tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật.

- Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan hỗ trợ hoạt động giám sát.

Với tính chất hoạt động đặc thù của mình, Quốc hội không thể tự mình giám sát tất cả mọi công việc, nếu không có sự trợ giúp của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Căn cứ điều kiện thực tế của Quốc hội Việt Nam, để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, về trước mắt cững như lâu dài, Quốc hội cần nghiên cứu, xây dựng các thiết chế hỗ trợ hoạt động giám sát như Thanh tra Quốc hôi, Kiểm toán trực thuộc Quốc hội, Cơ quan phân tích chính sách…để bảo đảm cho Quốc hội có đầy đủ công cụ thực sự tiến hành

hoạt động giám sát một cách thực chất, đạt được các mục đích giám sát của Quốc hội về khía cạnh pháp lý và khía cạnh kinh tế.

-Tăng cường chất lượng các dịch vụ thông tin và nghiên cứu phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội.

Thông tin phục vụ Quốc hôi – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, nơi ra các quyết định quan trọng đến vận mệnh của đất nước – trong một chừng mực nào đó có những đặc thù khác với thông tin phục vụ các đối tượng khác như Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp… Hiệu quả hoạt động giám sát phụ thuộc vào thông tin mà đại biểu Quốc hội được cung cấp có đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không phụ thuộc vào thông tin mà đại biểu Quốc hội được cung cấp có đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không. Một kênh thông tin độc lập với thông tin của Chính phủ sẽ giúp Quốc hội giám sát cơ quan hành pháp có hiệu quả.

- Phát huy vai trò của các Hiệp hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong hoạt động giám sát.

Truyền thông chính là cầu nối giữa Quốc hội, giữa các vị đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước, là kênh thông tin truyền tải các hoạt động giám sát của Quốc hội đến với cử tri và nhân dân cả nước, là kênh thông tin truyền tải các hoạt động giám sát của Quốc hội đến với nhân dân và qua đó để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình với chính cơ quan đại biểu do mình trực tiếp bầu ra, kịp thời phát hiện, cánh báo và phê phán những biểu hiện tiêu cực, sai trái, qua đó giúp Quốc hội có thể nắm được và tiến hành giám sát một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng và sát với đòi hỏi khách quan.

Sự tham gia (đặc biệt là trong các phiên điều trần tại uỷ ban), của các hiệp hội, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp cũng góp phần tăng cường hiệu quả giám sát nếu như các tổ chức nói trên xuất phát từ quyền lợi

của giai tầng mà mình đại diện cung cấp thông tin, nêu chính kiến, phát hiện những sai phạm của cơ quan Nhà nước…giúp Quốc hội có cơ sở để giám sát cụ thể, đạt được hiệu quả cao.

- Đảm bảo các điều kiện vật chất - kỹ thuật, bộ máy giúp việc thực hiện hoạt động giám sát.

Các điều kiện này cần được đảm bảo đầy đủ và đồng bộ căn cứ trên nhu cầu thực tế của chủ thể giám sát và khả năng đáp ứng của nền kinh tế cũng như của các cơ quan có liên quan. Điều này là rất quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp tới hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội.

KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua việc nghiên cứu và làm rõ những khái niệm có liên quan và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội đã giúp ta có hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như vị trí vai trò to lớn của Quốc hội trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước.

Với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các hoạt đông thi hành pháp luật của cơ quan hành pháp, Quốc hội trong những năm qua đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát. Và trên thực tế những cố gắng đó đã mang lại những hiệu quả thiết thực và có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Tuy nhiên nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập sâu rộng với thế giới và tiếp tục hoàn thiện

hệ thống chính trị để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà đòi hỏi ở hoạt động giám sát của Quốc hội những yêu cầu cao hơn nữa để đáp ứng trước những biến đổi của tình hình mới. Quốc hội cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa, có cơ chế giám sát linh hoạt, có chế tài xử lý nghiêm minh để hoạt động giám sát mang lại hiệu quả cao trên thực tế. Hy vọng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cùng sự nỗ lực của các cơ quan Quốc hội thì hoạt động giám sát ngày càng đạt hiệu quả cao hơn và Quốc hội xứng đáng là người đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân, là người đại biểu trung thành của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" pdf (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w