mới ở nước ta.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆULỰC VÀ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI. LỰC VÀ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI.
3.1 Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quảgiám sát của Quốc hội. giám sát của Quốc hội.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện mục tiêu là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, và để đạt được mục tiêu đó thì ta cần phải hoàn thiện cơ chế giám sát đảm bảo bộ mày nhà nước hoạt động dựa trên khuôn khổ và quy định của pháp luật. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó tính tối cao của Hiến pháp được đảm bảo và có một cớ chế kểm tra, giám sát hiệu quả mà trước hết là hoạt động giám sát của Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là một đòi hỏi tất yếu khi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó các quy đinh pháp luật được của Nhà nước và công dân tuân thủ, phát huy được tối đa sự tham gia
của công dân (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thiết chế đại diện) vào hoạt động quản lý nhà nước, vào quy trình hoạch định chính sách, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền.
Mặc khác chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hoạt động hội nhập về mọi mặt với thế giới bên cạnh những thuận lợi thì cũng đầy những nguy cơ và thách thức vì thế Quốc hội cũng phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát để thúc đẩy đất nước phát triển.
Quốc hội trong một môi trường hội nhập toàn cầu thì cần phải được tổ chức và vận hành như một Quốc hội hiện đại và mang tính chuyên nghiệp, tức là phải phù hợp với chuẩn mực chung, với xu thế phát triển của nền nghị viện hiện đại. Tuy nhiên chúng ta không thể rập khuôn một hình ảnh hay một mô hình Quốc hội của nước ngoài hay mô hình tổ chức chính quyền của nước ngoài cho thực tiễn của Việt Nam, vì rõ ràng mô hình nào muốn vận hành tốt thì phải dựa trên cơ sở truyền thống lịch sử, nền tảng chính trị, văn hóa, trên cách nghĩ, cách làm của người Việt, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam
Vấn đề quan niệm đầu tiên cần làm rõ là mô hình tổ chức Quốc hội.
Về bản chất, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đang có nhiều yếu tố gần với mô hình cộng hòa đại nghị nơi mà Quốc hội có quyền lập pháp và giám sát hoạt động của hành pháp. Vấn đề khái niệm về giám sát là một vấn đề rất lớn ở nước ta vì chúng ta quan niệm Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mà theo đó Quốc hội thực hiện quyền giám sát để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh. Nếu Quốc hội giám sát mọi cơ quan Nhà nước tức là giám sát cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội, như vậy rất khó thực hiện và hiệu lực hiệu quả giám sát về cơ bản là khó đạt được. Còn nếu đã vận hành theo cơ chế lập pháp thì Quốc hội sẽ gám sát
hành pháp, đó là mối quan hệ tương tác giữa lập pháp và hành pháp tạo nên bản chất của hệ thống, bản chất của thể chế.
Vấn đề thứ hai là nền tảng bầu cử.
Hiện nay, do cơ chế bàu cử chúng ta đang có tình trạng đại diện chồng chéo khi đại biểu vừa đại diện cho lợi ích của cử tri cả nước vừa đại diện cho quyền lợi của cử tri địa phương bầu ra mình. Tình trạng này dẫn đến Quốc hội trong nhiều trường hợp mang tính chất như một thượng viện, vì đại diện cho địa phương mạnh hơn.
Vấn đề thứ ba là vấn đề xung đột lợi ích.
Xung đột lợi ích ở đây lầ xung đột giữa lợi ích của cả nước và địa phương, giữa cái chung và cái riêng mà đại biểu sẽ phải đương đầu trong hoạt động, nhát là trong hoạt động giám sát. Trong xung đột giữa lợi ích của cả nước và địa phương thì trong một số trường hợp đại biểu đã phải đặt lợi ích của địa phương lên trên vì đại phương là người bầu ra mình nên việc bảo vệ lợi ích cho địa phương là một phương kế hữu hiệu đảm bảo sự tái cử nếu được bầu lại tại địa phương đó.
Vấn đề thứ tư là khả năng bảo tồn năng lực thể chế.
Vấn đề cơ bản ở đây là năng lực của đại biểu Quốc hội. Năng lực đại biểu tức là năng lực của một người làm chính khách thì ngoài việc học tập, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức và kĩ năng còn cần đến bản lĩnh và năng khiếu của mỗi cá nhân.
Như vậy những thách thức của đổi mới và hội nhập đã dặt ra nhiều vấn đề trong hoạt động giám sát của Quốc hội và đòi hỏi Quốc hội cần nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội.
Mặt khác vấn đề nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của quốc hội cũng là yêu cầu đặt ra từ việc khắc phục những yếu kém tồn tại trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Những hạn chế trong hoạt động giám sát của