5. 1 Phân tích các nguồn lực
5.2.1. Hoạt động của bộ phận Marketing
Các chiến lược marketing của KFC Việt Nam được bộ phận marketing của KFC Việt Nam đã làm việc không ngừng và luôn luôn sáng tạo những ý tưởng độc đáo để đạt được những thành công nhất định thông qua việc: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….), quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm), xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing 4P.
KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ, rất thuận lợi với thị trường Việt Nam do Việt Nam dân số chủ yếu là dân số trẻ. Ngoài ra, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho khách hàng triển vọng này.
Hiện tại, các kênh phân phối rộng khắp các thành phố lớn, KFC Việt Nam lựa chọn các cửa hàng tại các trung tâm thương mại, các siêu thị, nơi có nhiều người ghé tới, hay làm việc tại đây, đây chính là các khách hàng trung lưu mà KFC Việt Nam hướng tới.
So với các đối thủ cạnh tranh như BBQ Chicken thì giá của KFC Việt Nam phù hợp hơn với các đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt với các khách hàng trẻ với thu nhập trung bình đều có thể dùng thường xuyên sản phẩm ăn nhanh của KFC.
Có thể thấy, các chương trình khuyến mại của KFC Việt Nam đang diễn ra rất nhiều, đây có thể là chiến lược marketing thông minh của KFC, khi mà tại thời điểm này thị phần của KFC đang giảm, lượng khách đang giảm vì khủng hoảng kinh tế.
Ngoài ra, bộ phận của KFC Việt Nam thực hiện việc PR thương hiệu rất thành công khi tham gia các trương trình từ thiện gắn với hình ảnh của KFC. Như vậy, KFC tại Việt Nam sẽ tại được hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng, khách hàng.
5.2.2.Hoạt động của bộ phận nhân sự
Bộ phận nhân sự của KFC hoạt động rất hiệu quả, gửi thông tin qua lại, hoạt động với các bộ phận, cửa hàng thông qua phần mềm quản lí nhân sự. Hàng ngày các cửa hàng, các bộ phận chấm công gửi qua phần mềm cho nhân sự, nhân sự tính lương, tổng giờ, cứ khoảng mười ngày lại gửi lại cho các nhà hàng để nhân viên kiểm tra xem đã chính xác chưa để còn sửa chữa trên phần mềm.
Việc chi trả lương được liên kết với với ngân hàng Á châu (ACB) để chi trả hàng tháng cho nhân viên, nhân sự làm việc với bên bộ phận tài chính kế toán để kiểm soát tiền lương, chi trả cho các hoạt động đào tạo một cách phù hợp.
Hàng tháng khi các nhà hàng tuyển nhân viên mới, phòng nhân sự có nhiệm vụ tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên như Orientation, đào tạo ban đầu cho các nhân viên mới, tổ chức đào tạo cho các quản lí mới.
Hàng năm, nhân sự lại tổ chức đợt đánh giá quản lí từ các nhân viên, từ đây trưởng phòng nhân sự sẽ đến xác suất các nhà hàng trong cả nước để lấy ý kiến về quản lí, về công ty, về lương thưởng, các chế độ cho nhân viên để có sự điều chỉnh, đưa ý kiến lên cấp trên một cách phù hợp.
Có thể nói đây là sự quan tâm, quản lí rất khoa học của bộ phận nhân sự, giúp KFC điều chỉnh nguồn nhân lực phù hợp và hoạt động suôn sẻ.