Những vũ khí cạnh tranh của KFC

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược cho chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam giai đoạn 2010-2013 (Trang 35 - 39)

7.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm

KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo… Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,… Bên cạnh đó, một số món mới đã được tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ

tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm, cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới trẻ, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà.

KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của kháck hàng. KFC đã thử nghiệm một loại dầu chiên Gà ít chất béo, là dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim. Do đó người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường.

Đặc biệt trong thời gian nạn dịch cúm gia cầm đang bùng nổ, ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh thức ăn nhanh của KFC nói riêng và các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nói chung. Nhưng vấn đề này KFC đã khắc phục được. Với những nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC trên thị trường đã tạo cho người tiêu dùng sự an tâm khi dùng sản phẩm gà rán. Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu gà sạch và đảm bảo an toàn đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế và Việt Nam nói riêng.

7.2. Cạnh tranh về giá

Khi mới thâm nhập thị trường Việt Nam, xuất hiện rất nhiều những khó khăn, như khó khăn về văn hóa người Việt họ còn rất xa lạ với hương vị của thức ăn nhanh, khi họ đã quen thuộc với các hương vị truyền thống, vì vậy, KFC đã sử dụng các chiến thuật về giá – một công cụ quan trọng trong giai đoạn này, giai đoạn đầu thâm nhập thị trường mới. KFC sử dụng giá thấp hơn với một số hãng ăn nhanh khách để thu hút thị phần lớn trước khi đối thủ trực tiếp đuổi kịp, khi mà thị trường đã quen với sản phẩm của KFC thì KFC sẽ tiến hành điều chỉnh giá cho phù hợp nhằm duy trì được doanh nghiệp và thu được lợi nhuận.

Đây có thể là một chiến lược thông minh của KFC với kết quả là vào năm 2006 KFC đã bắt đầu thu được lợi nhuận và số lượng khách hàng đã tăng thêm.

Các đối thủ cạnh tranh của KFC như Lotteria, Jollibee cũng thực hiện các chiến thuật về giá để cạnh tranh với KFC, vậy để tăng thêm khoảng cách với cá đối thủ thì KFC cũng thực hiện các chương chình khuyến mại ví dụ như suất ăn cho ba người ăn là 99.000/phần, giảm giá kem và nhiều chương trình hấp dẫn khác.

7.3. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng

Từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam, KFC đã không ngừng mở rộng mạng lưới của mình trên khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn – nơi tập trung mật độ dân số cao và thuận tiện giao thông. Hệ thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua nhượng quyền thương hiệu. Tuy trong thời gian đầu thành lập, việc nhượng quyền thường phải trả mức chi phí khá cao nhưng thời gian gần đây chi phí này có xu hướng giảm. Việc này đã tạo cho KFC được mở rộng một cách nhanh chóng, tính đến thời điểm này, KFC đã có hơn135 cửa hàng tại Việt Nam.

Chuỗi các cửa hàng phân phối của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nới có vị thế đẹp và nhiều người qua lại…. Hình ảnh của cửa hàng rất bắt mắt, rất dễ để nhận ra. Đây chính là lợi thế rất lớn của nhãn hiệu này. Với điều kiện vị trí thuận lợi, các cửa hàng đã thu hút đươc lượng lớn khách hàng tìm đến mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức để tìm kiếm như nhiều cửa hàng ăn uống khác.

Mặt khác, KFC có một chuỗi các cửa hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao hàng đến tận nhà trong thời gian ngắn nhất. Đây là một kiểu phân phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Nó đóng góp rất lớn vào quá trình thúc đẩy việc mở rông kinh doanh và phát triển của FKC.

7.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường

KFC thâm nhập vào thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam khi thị trường này chưa được khai thác mạnh mẽ. Thu nhập ngày càng cao, nhu cầu hòa nhập xã hội ngày càng lớn, lớp trẻ dễ hấp thụ văn hóa hiện đại hơn văn hóa xưa, những gia đình mới giàu có… đều có xu hướng thưởng thức những thứ mới, những thứ mà người ta gọi là đẳng cấp, hiện đại, nổi tiếng, thời điểm đó người tiêu dùng trong nước bắt đầu làm quen với đồ ăn nhanh, họ bắt đầu biết đến gà rán và nước có ga. Có thể thấy, KFC đã biết nắm bắt được thời cơ từ sự thay đổi của kinh tế, của con người Việt

Nam để thâm nhập vào thị trường và thành công, chiếm thị phần lớn nhất về fastfoot tại Việt Nam.

Nhưng để người dân làm quen với đồ ăn theo hương vị phương Tây này không phải là điều đơn giản. KFC vào từ năm 1997, chịu lỗ bảy năm để người dân thích nghi dần với xu hướng mới này, tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng theo đó cũng bị chậm lại. Trong thời gian này KFC chỉ phát triển thêm khoảng mười bảy cửa hàng. Để gần với gu ẩm thực người Việt, thương hiệu này đưa thêm vào thực đơn của mình những món phù hợp với khẩu vị người Việt như gà giòn không xương, cơm gà, bắp cải trộn….

Năm 2006, KFC bắt đầu làm ăn có lãi và bắt đầu thời kì hoàng kim của mình. Sau đó liên tục dự đoán được xu hướng của giới trẻ để có những thay đổi phù hợp với xu hướng đó. Cho đến khi khủng hoảng kinh tế xảy đến, KFC cũng bị ảnh hưởng nhưng vẫn đứng vững và phát triển. Với sự nỗ lực này, KFC đã dần chiếm lĩnh được sự ưa thích của giới trẻ. Nắm bắt thời cơ KFC bắt đầu tăng tốc mở rộng chuỗi cửa hàng của mình tại nhiều thành phố lớn trong cả nước, KFC hiện đang dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh với thị phần là 16%.

7.5. Cạnh tranh về không gian và thời gian

Tất cả các cửa hàng của công ty đều có sự đồng nhất với nhau, từ vị trí, cách bày biện, bố trí nhà hàng tới đội ngũ nhân viên phục vụ.

Các nhà hàng của KFC có cách bài trí và phục vụ theo phong cách Tây Âu, có sự đồng nhất dễ dàng nhìn thấy của các nhà hàng này là chúng đều được thiết kế, bài trí với tông màu đỏ, trắng, với màu đỏ là chủ đạo. Không gian của nhà hàng được thiết kế năng động, trẻ trung để tạo cho khách hàng sự thoải mái để có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa có thể trò chuyện, bàn bạc công việc.

Đội ngũ nhân viên của KFC được đào tạo phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Có thể thấy họ luôn thể hiện được sự thân thiện với khách hàng, tác phong phục vụ nhanh nhẹn, nhiệt tình.

KFC có chương trình giao hàng tận nơi không tính phí cho khách hàng đặt hàng qua điện thoại, áp dụng với các khách hàng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, KFC cam kết giao hàng tận nơi cho khách hàng trong vòng ba mươi phút. Đây được coi như những điểm mạnh của KFC so với các đối thủ cạnh tranh khác khi tạo được sự thuận tiện hơn cho khách hàng trong việc đặt mua hàng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược cho chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam giai đoạn 2010-2013 (Trang 35 - 39)

w