Triển khai thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược cho chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam giai đoạn 2010-2013 (Trang 47 - 52)

11.1. Chiến lược phát triển sản phẩm

Sau khi nghiên cứu thị trường, nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng, KFC đã đưa ra việc phát triển thêm một số sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh, thì KFC sẽ thiết lập mục tiêu, phân bổ các nguồn lực, kết hợp với các phòng ban để thực hiện chiến lược đã hoạch định.

 Mục tiêu:

- Đến tháng 6/2014, nghiên cứu và đưa ra được một số sản phẩm mới như dự kiến ở trên vào thử nghiệm tại một số cửa hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội

và Hồ Chí Minh. Trong năm này, chấp nhận chịu lỗ. Tháng 6/2015 sau khi thử nghiệm sản phẩm mới ở một số cửa hàng thì sẽ đưa sản phẩm mới phù hợp với từng địa dư của khách hàng.

- Năm 2016, đưa sản phẩm ra toàn bộ hệ thống cửa hàng KFC trên toàn quốc. Doanh thu của toàn bộ hệ thống KFC tăng lên khoảng 5%.

- Năm 2018, mục tiêu là khách hàng sẽ biết đến các sản phẩm của KFC. Doanh thu tăng thêm 8% mỗi năm.

 Triển khai:

- Sau khi nghiên cứu sản phẩm và đưa ra các công thức cho sản phẩm mới thì KFC sẽ phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, cử các nhân viên của mỗi cửa hàng phụ trách về chế biến các sản phẩm đi học cách chế biến các sản phẩm, làm theo quy trình, theo công thức đã có sẵn, thực hiện sản xuất thử và thử nghiệm.

- Bộ phận tài chính sẽ có nhiệm vụ là dự trù kinh phí, đưa ra các chính sách, cấp kinh phí sao cho phù hợp để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mới này.

- Bộ phận thu mua hàng sẽ có nhiệm vụ mua các nguyên vật liệu cho việc sản xuất sản phẩm mới.

- Bộ phận marketing sẽ đưa ra các chính sách cụ thể cho các sản phẩm mới như thế nào cho hợp lý. Giá của sản phẩm sẽ dựa vào chi phí để làm ra một sản phẩm mà vẫn phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Thực hiện các chương trình khuyến mại cụ thể khi mua các sản phẩm với hình thức giảm giá để dùng thử, tặng thêm sản phẩm ăn kèm, mua 3 tặng 1..., hình thức quảng cáo thông qua internet, báo chí, phát tờ rơi,... sau 3 tháng đưa ra sản phẩm mới tại các cửa hàng thì sẽ điều chỉnh lại giá để cho phù hợp với sản phẩm để làm tăng thêm lợi nhuận, doanh thu cho KFC.

Việc đưa ra một số sản phẩm mới và việc thực thi các hoạch định phát triển sản phẩm của KFC luôn đảm bảo cho mục tiêu phát triển chung cho doanh nghiệp, trong 5 năm tiếp theo KFC luôn là doanh nghiệp đi đầu trong ngành thức ăn nhanh của Việt Nam.

11.2. Chiến lược phát triển thị trường

Trước tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, lạm phát đang có xu hướng giảm, đời sống của người dân ngày một nâng cao, đây có thể coi là điều kiện thuận lợi giúp KFC thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để làm được

điều này, KFC cần có sự thay đổi hoặc phát triển các chiến lược kinh doanh đề phù hợp với môi trường kinh doanh.

Đầu tiên, trong giai đoạn 2013-2015, KFC có thể áp dụng chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh, giúp mở rộng thị phần cũng như quảng bá sản phẩm của mình đến gần hơn người tiêu dùng cả nước. Công ty cần mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng FKC về các tỉnh thành mới – những nơi có tiềm năng phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống dân cư dần được cải thiện, nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng như Hưng yên, Nam Định, Thái Nguyên….

Để có thể lựa chọn được tỉnh thành mở thêm cửa hàng, KFC cần phải xem xét kỹ các điều kiện giúp thúc đẩy nhanh việc kinh doanh của cửa hàng như: Trong những năm tới, nhà nước ta đưa ra sách di dời một số trường đại học trong nội thành thành phố Hà Nội về một số địa phương tại Hưng Yên, như vậy mật độ sinh viên nói chung ở đây sẽ tăng lên, kéo theo đó sẽ là sự phát triển của các dịch vụ đi kèm, phục vụ nhu cầu của giới trẻ như nhà trọ, cửa hàng ăn, khu mua sắm, trung tâm đào tạo,…việc này sẽ tác động tới sự phát triển của các khu đô thị, khu dân cư xung quanh. Tốc độ phát triển tại đây sẽ được tăng cao.

• Những lợi ích của dự án mở rộng cửa hàng ra các tỉnh thành:

+ Nguồn khách hàng trẻ, có nhu cầu cao về giải trí và ăn nhanh rất phù hợp với khách hàng mục tiêu của KFC.

+ Các khu lân cận trường học sẽ được nâng cao về tình hình kinh tế cũng như mức đô thị hóa nên nhu cầu về ăn uống cũng tăng theo.

+ Nguồn nhân công trẻ chịu khó học hỏi tương đối cao.

+ Ở đây có tương đối đầy đủ các cơ sở hạ tầng tốt và tạo điều kiện thuận lợi để mở và duy trì sự hoạt động của KFC( như hệ thống giao thông, điện, nước….).

+ Những nơi này đang là 1 trong những trọng điểm đầu tư tập trung của các dự án của chính phủ trong trong thời gian tới nên thu hút dân cư từ nhiều tỉnh thành khác về KFC đây cũng là thuận lợi để KFC có nguồn nhân lực dồi dào cũng như nguồn khách hàng tiềm năng cho KFC.

+ Đặc biệt về phía đối thủ cạnh tranh còn ít nên có thể coi đây là môi trường mới hứa hẹn cho sự phát triển vượt bậc KFC so với các đối thủ còn lại chỉ tập trung vào các thành phố lớn như( Lotteria, Mcdonal, burger’s king….)

+ Tại các khu vực này có quỹ đất tương đối cao nên dễ dàng cho việc xây dựng nhà hàng và mở rộng trong tương lai.

+ Do vị trí địa lý của cá tỉnh thành này liền kề với nhiều tỉnh thành khác nên có thể tạo bàn đạp để KFC phát triển ra các tỉnh thành khác lân cận khi cần thiết.

Bên cạnh những lợi ích trong việc khai thác thị trường mới thì những nơi này cũng tồn tại nhiều rủi ro buộc KFC phải nắm rõ để đưa ra những quyết định, biện pháp thực hiện đúng đắn:

+ Từ phía khách hàng: Đây là thị trường mới nên tầm ảnh hưởng của thương

hiệu KFC chưa nhiều nên họ còn lạ lùng và thăm dò với hãng ăn nhanh này.Bên cạnh đấy khẩu vị riêng của người dân ở đây cũng là một rủi ro đối với KFC.

+ Phân phối: Do đây còn là thị trường mới nên hệ thống phân phối của KFC chưa được rộng khắp như ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đáp ứng đủ việc phù hợp để cùng cộng tác với KFC nên phân phối thời gian ban đầu sẽ còn khó khăn và mang tính tập trung thăm dò là chính.

+ Nhân công: Do chủ yếu là nguồn nhân công chủ yếu là tận dụng tại địa phương nên phải đào tạo nhiều cũng như cam kết từ phía nhân viên chưa cao có thể xảy ra hiện tượng nhảy việc nên cần có những chính sách cụ thể.

+ Vốn đầu tư: đây là 1 dự án lớn và phát triển lâu dài nên đòi hỏi về nguồn vốn tương đối lớn đây cũng là một câu hỏi khó trả lời nếu thiểu bộ phận hoạch định cụ thể.

Nhằm giải quyết các rủi ro có thể gặp phải, KFC cần có có kế hoạch cụ thể cho các phòng ban:

Khi bắt đầu chiến lược mở rộng chuỗi cửa hàng ra các tỉnh thành trước hết cần ưu tiên bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích kỹ về tình hình kinh tế, tốc độ phát triển và nhu cầu của người dân tại các tỉnh thành. Việc lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh của KFC sẽ được bên nhượng quyền tư vấn và giúp đỡ. Từ đó sẽ hệ thống được danh sách các tỉnh thành có tiềm năng, nhu cầu của thị trường lớn và đưa vào dự án phát triển của KFC trong giai đoạn tiếp theo.

Sau khi nắm bắt rõ đặc trưng của các thị trường tiềm năng này, bộ phận tài chính cần tính toán các khoản mục chi phí cần thiết và cân đối với ngân sách của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng triển khai dự án, mức đầu tư bao nhiêu là phù

hợp. Khi dự đoán trước được nhu cầu tiêu thụ tại các tỉnh thành và khả năng tài chính của doanh nghiệp KFC sẽ đầu tư mở rộng chuỗi cửa hàng tại các tỉnh thành này. Khi mở một cửa hàng tại địa điểm kinh doanh mới thì đội ngũ nhân viên quản lý cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc được bên nhượng quyền đưa nhân viên mới đi đào tạo thì KFC cần chuyển một bộ phận nhân viên quản lý đã có kinh nghiệm về để điều hành hoạt động ban đầu của cửa hàng, phục vụ thời gian đầu hoạt động bên cạnh đấy tạo điều kiện tuyển thêm và đào tạo nguồn nhân lực cho nhà hàng. Có những chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân viên lành nghề để điều hành và xử lý các vấn đề phát sinh. Việc này giúp hoạt động của cửa hàng đi vào ổn định nhanh hơn.

KẾT LUẬN

Nhận thấy, sự cần thiết và vai trò quản trị chiến lược giúp cho tổ chức, doanh nghiệp như là:

• Đạt đến những mục tiêu,

• Gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn,

• Taaoj trung sự qun tâm dến cả hiệu suất và hiệu quả.

Vì vậy, với đề tài đã chọn Nhóm 06 xây dựng chiến lược kinh doanh cho chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam một cách tương đối và hoàn chỉnh phù hợp với nhũng thông tin phân tích ở trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://forum.dtu.topica.vn/archive/index.php/t-1270.html 2. http://vef.vn/2012-11-04-no-ro-nhuong-quyen-thuong-hieu

3. http://www.baomoi.com/Kinh-te-vi-mo-Viet-Nam-qua-goc-nhin-cua- cac-to-chuc-quoc-te/45/12210499.epi

4. http://123doc.vn/doc_search_title/74044-phan-tich-mo-hinh-swot-ve- thuong-hieu-ga-ran-kfc.htm

5. http://doc.edu.vn/tai-lieu/phan-tich-chien-luoc-cua-kfc-23996/

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

TÍCH CỰC BÌNH THƯỜNG KHÔNG TÍCH CỰC

1. Phạm Thị Minh Thưởng 2. Phạm Thị Dinh

3. Nguyễn Thị Hải Anh 4. Nguyễn Thị Châm 5. Lê Hồng Hạnh 6. Trịnh Hiếu Trung 1. Lê Thị Hương 2. Vũ Ngọc Lĩnh 3. Phan Khánh Duy 4. Phạm Minh Việt

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược cho chuỗi cửa hàng KFC Việt Nam giai đoạn 2010-2013 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w