Đánh giá tổng quan hoạt động cho vay doanh nghiệp của Vietinbank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 31 - 35)

Kiếm

3.2.2.1 . Dư nợ cho vay

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất để tạo ra lợi nhuận cho NH. Trong những năm qua, Chi nhánh đã xây dựng mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô và tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Với nguồn vốn huy động khá lớn và ổn định, Chi nhánh đã thỏa mãn được những nhu cầu vay vốn hợp lý cho các bạn hàng chiến lược và các KH có quan hệ tín dụng với NH.

Để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của CN trong thời gian qua, ta có thể xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của CN. Chỉ tiêu này cho biết NH có sử dụng hết vốn huy động hay không. Tình hình sử dụng vốn của CN được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1 Hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 870 1690 3115

Tổng nguồn vốn huy động 5034 3954 6569

Hiệu suất sử dụng vốn 20,54% 49,06% 47,42%

( Theo nguồn từ phòng quan hệ khách hàng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn năm 2009 tăng cao so với năm 2008. Như vậy, dư nợ cho vay trên tổn tài sản có gia tăng đồng nghĩa với việc rủi ro của chi nhánh tăng lên nhưng đến năm 2010 chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ do năm 2010 lãi suất cao khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Bảng 3.2:Tình hình dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 870 1690 3115 820 94,25 1425 84,32 Dư nợ CVDN 658 1309,5 2507,5 651,5 99,01 1198 91,48 % Dư nợ DN/ Tổng dư nợ 75,63 77,49 80,49 1,86 3

( Theo nguồn từ phòng QHKH doanh nghiệp) Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ cho vay đối với DN tăng qua các năm. Năm 2009, dư nợ cho vay DN đạt 1309,5 tỷ, tăng 651,5 tỷ đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng trưởng 99,01%. Năm 2010, dư nợ cho vay DN tiếp tục tăng lên đạt mức 2507,5 tỷ, tăng 1198 tỷ đồng tương ứng với 91,48% so với cùng kì năm 2009. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DN năm 2009 cao hơn năm 2010. Điều này là do năm 2009, chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ có kết qủa, làm cho lãi suất vay ngân hàng giảm. Bên cạnh đó cùng với chính sách hỗ trợ tín dụng 4% của Chính phủ và Vietinbank, nên dư nợ tín dụng đối với DN tăng mạnh hơn so với năm 2010.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, thì tỷ trọng dư nợ đối với KHDN so với tổng dư nợ cũng tăng. Năm 2009, tỷ trọng này là 77,49%, tăng 1,86 % so với năm 2008. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ đối với KHDN đạt mức 84,49%, tăng 3% so với năm 2009. Tuy nhiên, mức tỷ trọng này vẫn còn ở mức quá nhỏ so với xu hướng chung của ngành hiện nay. Vietinbank Hoàn Kiếm cần phải thực hiện các biện pháp để tăng dư nợ cho vay KHDN trong tổng dư nợ.

Bảng 3.3. : Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN theo thời hạn

D

Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ tín dụng KHDN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ DN. Năm 2008, dư nợ tín dụng trung - dài hạn chiếm tỷ trọng là 68%. Năm 2009, con số này giảm nhẹ đạt 65%, đến năm 2010 là 66,5%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay DN có xu hướng tăng từ 2008- 2009. Điều này là do năm 2009, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay giảm, cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ, các DN đã mạnh dạn vay vốn, tranh thủ nguồn vốn rẻ để đầu tư vào tài sản lưa động. Vì vậy nên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong năm 2009 là 35% tăng 244 tỷ dồng so với cùng kì năm 2008. Sang năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đang thoát đáy và đi vào quỹ đạo hồi phục nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ giá hối đoái liên tục tăng, sự tăng trưởng tín dụng nóng của đồng ngoại tệ. Quý IV/ 2010 lãi suất cho vay cao ở kì hạn ngắn. Vì vậy các DN tập trung vốn vay vào các kì hạn dài

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay đối với KHDN và có xu hướng tăng lên. Điều này có thể giải thích là do

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền %

Dư nợ cho vay

DN 658 100 1309, 5 100 2507, 5 100 651,5 99,01 1198 91,48 Ngắn hạn 214 32 458 35 840 33,5 244 114 382 83,4 Trung – dài hạn 444 68 851,5 65 1667, 5 66,5 407,5 91,8 816 95,8 Đơn vị: Tỷ đồng

đặc điểm chung của DN là vòng quay vốn nhanh nên các doanh nghiệp này cần vay nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được ổn định. Vietinbank Hoàn Kiếm thường cấp các khoản tín dụng ngắn hạn cho các DN chủ yếu theo các hình thức cho vay theo món, cho vay luân chuyển hay cho vay thấu chi.

Mặt khác, nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của DN chủ yếu tập trung vào đổi mới công nghệ, trang bị máy móc thiết bị và thực hiện các dự án đấu tư dài hạn. Hơn nữa, các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh do DN lập còn mắc nhiều sai sót, khả năng thành công và hiệu quả kinh tế mang lại không cao, khiến ngân hàng không thể cấp vốn. Đặc biệt trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì quy trình thẩm định của ngân hàng càng cần phải chặt chẽ hơn, hạn chế rủi ro trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn thấp và giảm nhiều trong năm 2008, 2009.

3.2.2.3. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Năm 2008 2009 2010

Xây dựng 19,7% 18,8% 15,6%

Công nghiệp chế biến 26,1% 19,7% 23,2%

Nông lâm nghiệp thủy sản 6% 5,2% 6%

Thương mại dịch vụ 35,4% 39,5% 43,8%

Khác 12,8% 16,8% 11,4%

(Theo nguồn từ phòng quan hệ khách hàng)

Vietinbank Hoàn Kiếm tập trung vào cho vay 3 mảng chính đó là : Xây dựng, công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Trong đó tỷ trọng cho vay thương mại dịch vụ là cao nhất, năm 2008 là 35,4%, năm 2009 và năm 2010 tăng lên 39,5% và 43,8%. Tỷ trong dư nợ cho vay xây dựng giảm dần, từ 19.7% vào năm 2008, giảm xuống còn 15,6% vào năm 2009. Tỷ trọng dư nợ

cho vay ngành công nghiệp chế biến cũng giảm tương tự, giảm từ 26,1% vào năm 2008 xuống còn 23,2 % vào năm 2010. Do đặc điểm hoạt động trên địa bàn Hà Nội, nên cho vay ngành nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ.

Đây là kết quả của việc thực hiện chính sách đầu tư cho vay DN của Vietinbank: hạn chế mở rộng việc cho vay đối với những ngành nghề hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao như xây dựng và ưu tiên cấp tín dụng cho những ngành nghề có hiệu quả kinh tế - xã hội cao như: thương mại dịch vụ, sản xuất, chế biến. Đây là một cơ cấu tín dụng tương đối an toàn và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w