Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietnbank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 42 - 46)

Vietnbank Hoàn Kiếm

3.4.1.1. Nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Bảng 3.6: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng NQH cho vay DN 20,85 100 56,3 100 92,8 100 Doanh nghiệp Nhà nước 17,4 83,9 48,1 85,5 83,9 90,5

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3,45 16,1 8,2 14,5 8,9 9,5

(Theo nguồn từ phòng quản trị rủi ro)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, NQH tập trung chủ yếu vào các DNNN và có xu hướng tăng qua các năm, năm 2008 chiếm tỷ trọng là 83,9% thì đến năm 2010 con số này là 90,5%. Các DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ít và có xu hướng giảm qua các năm, năm 2008 chiếm tỷ trọng 16,1%. Do các DN ngoài quốc doanh phải tự hạch toán KD lấy thu bù chi và hầu hết đều làm

ăn có lãi vì vậy thành phần kinh tế này đều thanh toán thợ gốc và lãi đúng hạn không gây ra nợ tồn đọng. Trong khi đó, thành phần kinh tế nhà nước lại chiếm tỷ lệ lớn NQH do các DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại Vietinbank Hoàn Kiếm. Đây là thành phần kinh tế thường được nhà nước bảo đảm và bảo lãnh vay vốn. Trong một vài năm gần đây các DNNN đã làm ăn có nhiều khởi sắc nhưng hiệu quả chưa cao điều này dẫn đến NQH tại ngân hàng.

3.4.1.2. Nợ quá hạn đối với khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn

Bảng 3.7: Nợ quá hạn theo kỳ hạn

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng NQH cho vay DN 20,85 100 56,3 100 92,8 100 Ngắn hạn 3,65 17,5 40,8 72,6 83,9 90,5 Trung và dài hạn 17,2 82,5 15,5 27,9 8,9 9,5 ( Theo nguồn từ phòng quản trị rủi ro)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2008 NQH cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 17,5% nhỏ hơn so với cho vay trung dài hạn là 82,5%. Song năm 2010 thì ngược lại NQH cho vay trung dài hạn là 4,5% nhưng đối với vay ngắn hạn là 95,5%. Điều này là do năm 2008 khủng hoảng kinh tê xảy ra, những diễn biến về lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường xuyên bị điều chỉnh theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo ổn định nền kinh tế khiến các NH gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy các NH, trong đó có Vietinbank Hoàn Kiếm xác định chính sách cho vay an toàn và đảm bảo chất lượng tín dụng là mục tiêu chính, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ

trọng cho vay ngắn hạn nhằm giảm bớt rủi ro và dễ dàng cho việc kiểm soát khoản vay.

3.4.1.3. Nợ quá hạn theo nhóm nợ

Bảng 3.8: Tình hình phân loại nhóm nơ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Tổng dư nợ CVDN 658 100 1309,5 100 2507,5 100 Nhóm 1 637,15 96,83 1253,2 95,7 2414,7 96,3 Nhóm 2 13,3 2,02 28,67 2,19 57,42 2.29 Nhóm 3 7,55 1,15 27,63 2,11 35,38 1,41 Nhóm 4 0 0 0 0 0 0 Nhóm 5 0 0 0 0 0 0 Nợ quá hạn 20,85 56,3 92,8 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ CVDN 3,17 4,29 3,7 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ CVDN 1,15 2,11 1,41 Nợ quá hạn = Nợ nhóm 2 + nợ nhóm 3 + nợ nhóm 4 + nợ nhóm 5 Nợ xấu = Nợ nhóm 3 + Nợ nhóm 4 + Nợ nhóm 5

Nhìn vào bảng phân loại nợ, ta thấy nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay DN. Năm 2008, tỷ lệ nợ nhóm 1 là 96.83%, năm 2009 tỷ lệ này giảm mạnh còn 95,7% và năm 2010 tăng nhẹ lên mức 96.3%. NQH của chi nhánh chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 2. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đều tăng qua các năm, năm 2008 là 2,02 %, năm 2009 tăng lên 2,19/% và năm 2010 tăng lên tới 2,29%. Nợ nhóm 3 ở mức thấp và đặc biệt trong cả 3

năm CN không có dư nợ cho vay DN xếp ở nhóm 4 và nhóm 5. Đây là một thành tích của Vietinbank Hoàn Kiếm trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhiều so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 3,17%, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên tới 4,29% và sang năm 2010 tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 3,7%. Tương tự như vậy, tỷ lệ nợ xấu các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 1,15%, 2,1% và 1,41%.

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank Hoàn Kiếm thấp hơn so với mức an toàn quy định 5%, nhưng tình hình NQH và nợ xấu tăng lên nhiều qua các năm. Có thể thấy một số nguyên nhân làm tăng rủi ro tín dụng như sau:

Năm 2008, nền kinh tế có nhiều bất ổn, chủ trương thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng. Thêm vào đó, lãi suất cho vay cao, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng vọt làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Các dự án đang hoạt động thì không có đủ vốn để hoạt động bình thường, các dự án mới không thể triển khai, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút. Năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, làm cho doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh trong thời kỳ này.

Sang năm 2009, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nước ta mới bắt đầu rõ rệt. Thị trường tiêu thụ trong nước thì chững lại do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thị trường xuất khẩu bị hạn chế do các nước khác trên thế giới cũng gặp khó khăn và có chủ trương giảm nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Vì vậy, mặc dù các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng với chi phí thấp, nhưng lại khó tiêu thụ được hàng hóa đầu ra. Hiệu quả kinh doanh không tốt dẫn đến khả năng trả nợ của các DN giảm sút, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu . Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu năm 2009 vẫn ở mức cao. Nhưng tỷ lệ này đã giảm nhẹ so với năm 2010. Điều này là do chi nhánh đã nhận thức được rõ những khó

khăn trong năm 2009 và áp dụng biện pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w