Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 61 - 63)

D: Loại rất yếu kém < 31.6 Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.

b. Nguyên nhân

4.3.2. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý đối với doanh nghiệp

 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đối với DN

Như đã phân tích ở trên, hiện nay chi nhánh thường áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với DNVVN, cho vay theo hạn mức đối với các DN lớn. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay NH của các DN vì hồ sơ, thủ tục phức tạp, mất thời gian. Vì vậy, chi nhánh nên đa dạng hóa các phương thức cho vay để tiện lợi cho hoạt động kinh doanh của DN mà vẫn đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng.

Ngân hàng nên xem xét các phương thức cho vay thấu chi với các DNVVN quen thuộc và có độ tin cậy cao. Với hình thức này, các DNVVN có thể chủ động rút tiền trên tài khỏan của mình với một hạn mức đã thỏa thuận vào bất kỳ lúc nào và cũng chủ động trả nợ vào bất kỳ lúc nào. Sử dụng phương thức này cho phép DN sử dụng vốn linh hoạt và chủ động, Ngoài ra, ngân hàng có thể góp vốn đầu tư, liên kết với các DN. Chi nhánh sẽ chọn lựa doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có triển vọng để ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết để cùng kinh doanh và quản lý. Từ đó, ngân hàng vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn vay vừa tạo ra thu nhập cao từ khoản đầu tủ. Về phía DN, do có sự tư vấn của Ngân hàng, Doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.

 Đa dạng hóa hình thức bảo đảm tiền vay

Thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM nói chung và Vietinbank Hoàn Kiếm nói riêng, khi xem xét giải quyết cho vay đối với các DN thường có yêu cầu về tài sản đảm bảo rất chặt chẽ. Điều này có thể mang lại an toàn cho chi nhánh nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DN, từ đó thu nhập từ tín dụng DN của chi nhánh bị giảm sút. Chi nhánh luôn phải lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận, vì vậy chi nhánh cần phải có chính sách bảo đảm tiền vay linh hoạt nhất để vừa có thể hạn chế được rủi ro tín dụng, vừa mở rộng được tín dụng đối với DN.

Chi nhánh nên xem xét, nới lỏng điều kiện vay vốn, ngoài hình thức thế chấp tài sản đảm bảo thì nên đa dạng hóa các hình thức bảo đảm tiền vay như tín chấp, cầm cố chứng khoán…Ngoài ra, Chi nhánh không nên coi tài sản đảm bào là điều kiện để tiên quyết cho vay, có thể giải quyết cho vay nếu có phương án sản xuất hiệu quả cao. Điều này đỏi hỏi công tác thẩm định cần phải đánh giá chính xác để tránh rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w