Phân tích kết quả điều tra trắc nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 37 - 42)

Với việc sử dụng 12 phiếu điều tra có nội dung câu hỏi liên quan đến hoạt

động QTRR tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tới 12 đối tượng trong đó có 3 cán bộ, 3 cán bộ phòng tín dụng, 4 cán bộ phòng quản trị rủi ro, 2 nhân viên phòng quan hệ khách hàng. Qua đó, em đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả điều tra Chỉ tiêu Kết quả thu được Số phiếu Tỷ lệ (%) 1. Đánh giá về tổ chức bộ máy QTRR tín dụng: A. Rất tốt B. Đạt yêu cầu C. Chưa thật sự tốt D. Ý kiến khác 6/12 6/12 50 50 2. Sự phối hợp giữa các phòng, ban có liên quan trong

công tác QTRR tín dụng: A. Rất chặt chẽ B. Khá chặt chẽ C. Chưa thật sự chặ chẽ D. Ý kiến khác 5/12 2/12 41,67 16,67 3. RRTD trong cho vay KH doanh nghiệp thường xảy ra

ở khâu nào trong quy trình QTRR:

A. Đo lường rủi ro tín dụng B. Kiểm soát rủi ro tín dụng

C. Xử lý rủi ro tín dụng D. Ý kiến khác

3/3 100

4. Những rủi ro mà CN đã từng gặp trong hoạt động cho vay:

A. KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

B. Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn hạn chế

C. Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán

D. Ý kiến khác 4/12 2/12 6/12 33,33 16,67 50

5. Nguyên nhân gây ra rủi ro nói trên là gì?

A. Nguồn nhân lực tham gia công tác tín dụng còn hạn chế

B. Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ C. Quá ỷ nại vào tài sản thế chấp

D. Ý kiến khác

6. Khi ngân hàng xảy ra rủi ro tín dụng thì cách giải quyết mà NH thường xuyên sử dụng là gì?

A. Yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản B. Đàm phán

C. Xử lý bằng phát mại TSTC thu hồi nợ D. Ý kiến khác

3/3

12/12

100

100

7. Những mặt hạn chế trong công tác QTRR tín dụng tại quý ngân hàng hiện nay?

A. Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường chưa được thực hiện hiệu quả

B. Công tác kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay chưa hiệu quả

C. Công tác đo lường rủi ro tín dụng chưa đầy đủ và hiệu quả D. Ý kiến khác 5/12 4/12 3/12 41,67 33,33 25

8 . Để hoàn thiện chất lượng QTRR tín dụng tại thời điểm hiện nay, kiện quan trọng cần được tháo gỡ là gì?

A. Minh bạch hóa tài chính của khách hàng DN B. Ổn định nền kinh tế

C. Xây dựng một cơ cấu tín dụng hợp lí D. Hoàn thiện môi trường pháp lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6/12

6/12

50

50

Về công tác QTRR tín dụng tại ngân hàng được đánh giá là đạt yêu cầu 6/12 phiếu. Tuy nhiên không hẳn là hoạt động này đã thực sự hiệu quả ở chi nhánh (4/12 phiếu cho rằng hoạt động này chưa thực sự hiệu quả tại chi

(5/12 phiếu chiếm 41,66%) và chưa thật sự chặt chẽ (2/12 phiếu chiếm 16.66%) nên phòng tín dụng đôi khi còn bị động với phòng quản trị rủi ro.

Về tổ chức bộ máy QTRR tín dụng 50% cho rằng đạt yêu cầu, 50% cho rằng chưa thật sự tốt. Một số cán bộ có thâm niên làm việc lâu năm cho rằng chi nhánh cần phân tách rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng.

Đối với các nhà quản trị tại NH, thì khâu kiểm soát rủi ro tín dụng là khâu thường xuyên gặp khó khăn (3/3 phiếu). Kiểm soát rủi ro sau khi cho vay là khâu đặc biệt quan trọng giúp ngân hàng hạn chế tối đa rủi ro.

Hoạt động cho vay tại NH luôn tồn tại những rủi ro, NH có thể đối mặt với việc KH sử sụng vốn vay không đúng mục đích thỏa thuận 4/12 phiếu, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn 2/12 phiếu hoặc do DN có PASX kinh doanh kém hiệu quả làm ăn thua lỗ 6/12 phiếu. Như vậy có thể thấy việc DN kinh doanh thua lỗ chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cũng thể hiện sự hạn chế trong khâu kiểm soát rủi ro tín dụng.

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chẽ (8/12 phiếu) còn lại chủ yếu do cán bộ NH quá ỷ nại vào TSĐB 4/12 và ngoài ra còn do ảnh hưởng tác động không tốt của nền kinh tế trong nước.

Khi NH phát sinh rủi ro thì 100% ý kiến lựa chọn phương án đàm phán với KH để tìm ra giải pháp mang lại cơ hội cho cả NH và KH. NH có thể đàm phán như: tạo lập một hợp đồng tín dụng mới trên có sở sửa lại hợp đồng tín dụng cũ, cơ cấu tổ chức lại DN, bổ sung TSĐB, hay đóng góp ý kiến về PAKD.

Để hoàn thiện chất lượng QTRR tín dụng tại thời điểm hiện nay, đa số các ý kiến cho rằng cần phải minh bạch hóa tài chính của khách hàng DN 6/12 phiếu, để làm được điều này cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý 6/12. Ngoài ra vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô cũng cần phải được xem xét toàn diện.

Qua tổng hợp kết quả điểu tra cho thấy hoạt động QTRR tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Hoàn Kiếm là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến KQKD tại NH. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tuy nhiên tựu trung lại vẫn là công tác thẩm định khách hàng còn nhiều hạn chế, mặc dù đã thiết lập hệ thống các phương án phòng ngừa rủi ro song trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu 419 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại vietinbank hoàn kiếm (Trang 37 - 42)