a. Kiến nghi đối với nhà nước
- Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, khách sạn theo nhu cầu xã hội. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm, pháp luật về đào tạo theo nhu cầu xã hội, thành lập và nâng cao năng lực các tổ chức liên quan đến đào tạo theo nhu cầu xã hội trong du lịch, triển khai và tham gia các dự ám và đề án về phát triển nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội…
- Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của nước ta, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực được coi là hướng đầu tư chiến lược, lâu dài và hiệu quả cho đất nước. Để công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đất nước đạt hiệu quả, nhà nước cần xây dựng những chính sách, những định chế rõ ràng liên quan tới công tác này.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực: Hiện nay khoa học công nghệ liên tục phát triển với tốc độ cao, để áp dụng được những công nghệ tiên tiến, tiếp thu tri thức nhân loại, Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới. Thông qua sự hợp tác này, nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực du lịch, khách sạn nói riêng sẽ được nâng cao về chất lượng, cả về tri thức, trình độ, kỹ năng lẫn kinh nghiệm làm việc.
b. Kiến nghị với tổng cục du lịch
- Tổng cục du lịch phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức các cuộc thi tay nghề và tìm hiểu về du lịch Việt Nam và thế giới, đồng thời tiến hành các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học nhằm đưa ra các ý kiến thống nhất trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
- Việc đào tạo nhân lực ngành du lịch cần phải bám sát nhu cầu thực tế, nâng cao năng lực đội ngũ này cả về tri thức, tay nghề, chuyên môn, thái độ lao động. Muốn vậy, các cơ sở đào tạo cần phải tăng cường liên kết, phối hợp để xây dựng chương trình đào tạo, thống nhất chuẩn đầu ra. Vì vậy cần phối hợp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về du lịch trong cả nước, tiêu chuẩn hóa các chương trình đào tạo để thống nhất nội dung chương trình đào tạo.
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, thúc đẩy mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho ngành khách sạn.
- Quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch và Bộ GD & ĐT trong việc triển khai các dự án đào tạo nhân lực.
c. Kiến nghị với Sở Du lịch
- Sở du lịch cần phải kết hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức những khóa học ngắn hạn để cập nhật kiến thức cho người lao động, cần chú trọng đến các
nghiệp vụ về chuyên môn quản lý, mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân cho đội ngũ lao động ở các khách sạn trên địa bàn Hà Nội.
- Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo lao động du lịch, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho các khách sạn trong thành phố.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành khách sạn, du lịch với cơ cấu nhân lực hợp lý
- Mở rộng quan hệ và gắn bó các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn trong thành phố để tạo cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ lao động ngành khách sạn.
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU...i DANH MỤC SƠ ĐỒ...i TÀI LIỆU THAM KHẢO