lực tại khách sạn Paramount
a. Các nhân tố khách quan
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển không ngừng. Để có thể sử dụng thành thạo và khai thác tối đa những lợi ích mà KHCN mang lại thì yêu cầu khách sạn phải có một đội ngũ nhân viên giỏi, có tri thức, được đào tạo và bồi dưỡng một cách bài bản.
- Đối tượng khách của khách sạn Paramount: Khách hàng mục tiêu của khách sạn Paramount là khách du lịch nước ngoài, chủ yếu là khách châu Âu, ngoài ra còn có khách công vụ đến từ các khu vực ngoài Hà Nội. Đối tượng khách hàng phong phú, có văn hóa, có sở thích, thói quen khác nhau, do vậy yêu cầu về chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ cũng khác nhau.Thực tế này yêu cầu nhân viên phải được đào tạo và bồi dưỡng toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ lẫn hiểu biết xã hội.
- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều phương diện, khách sạn lại phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh là các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ trong khu vực phố cổ và đều có chung tập khách hàng là khách du lịch nước ngoài và khách công vụ.. Khách sạn Paramount cần quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên nhằm có được đội ngũ lao động chuyên nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình.
- Tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn: Tính thời vụ cũng ảnh hưởng tới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Paramount. Khách sạn tranh thủ thời gian vắng khách để tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nhân viên.
- Các nhân tố khác như sự phát triển kinh tế xã hội, của giáo dục đào tạo, sự tăng trưởng của dòng khách, các chính sách của Nhà nước, điều kiện chính trị và các nhân tố bất thường khác cũng có thể ảnh hưởng tới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của khách sạn.
b. Các nhân tố chủ quan
- Chiến lược, mục tiêu kinh doanh của khách sạn: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, khách sạn sẽ chính thức được công nhận là khách sạn 3 sao với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, đồng thời trở thành khách sạn thân thiện, có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, xác lập và giữ vững vị thế trên thị trường. Để thực hiện các mục tiêu này, khách sạn đề ra các chiến lược về quy mô, sản phẩm dịch vụ, chất lượng dịch vụ, giá cả… Gắn liền với các chiến lược này là chiến lược về nhân lực, đặc biệt là đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực.
- Thực trạng lao động : Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng tương đối cao, song khả năng tác nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, các kỹ năng nghe nói và giao tiếp chưa đạt chuẩn mực và chỉ dừng lại ở một ngoại ngữ là tiếng Anh. Hơn nữa, khách hàng của khách sạn chủ yếu là khách du lịch nước ngoài nên đặt ra một yêu cầu là phải luôn tăng cường công tác đào nhất là ngoại ngữ cho nhân viên..
- Khả năng tài chính: Là yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí cho công tác đào tạo và bồi dưỡng . Năm 2010 doanh thu khách sạn tăng 7,9% tương ứng 600 triệu đồng, do đó ngân quỹ dành cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cũng tăng lên nhiều hơn. Với mức đầu tư tăng lên như vậy thì công tác đào tạo và bồi dưỡng sẽ quy mô hơn, hiệu quả hơn.
- Quan điểm và nhận thức của nhà quản trị: Các nhà quản trị khách sạn còn rất trẻ nên mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và bồi dưỡng nhân viên nhưng việc triển khai công tác này lại mang tính chủ quan và áp đặt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn.
- Ngoài các nhân tố trên thì các nhân tố như quy mô khách sạn, cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, số lượng nhân viên có kinh nghiệm, tinh thần cầu tiến và ý thức tham gia của nhân viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân