Tình hình lao động của công ty qua 3 năm

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 29 - 30)

Bảng 1. Tình hình nguồn lực của chi nhánh Huế qua 3 năm 2009-2011

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 SL % SL % SL %

Tổng LĐ 30 100 33 100 34 100

Phân theo giới tính

Nam 25 83,3 28 84,8 24 70,6 Nữ 5 16,7 5 15,2 10 29,4 Phân theo trình độ Sau ĐH – ĐH 18 60,3 20 60,6 21 61,8 CĐ – Trung cấp 10 33 10 30,3 10 29,4 Khác 2 6,7 3 9,1 3 8,8

Nhìn vào bản tình hình lao động của FPT chi nhánh Huế ta thấy số lượng lao động của chi nhánh Huế tăng không đáng kể từ năm 2009 đến năm 2011. Trong đó từ năm 2010 nhiều hơn 2009 là 3 lao động (năm 2010 tăng so với 2009 là 10%), năm 2012 số lượng lao động tăng hơn 2010 chỉ là 1 lao động (năm 2012 tăng so với 2010 là 3%).

Về tiêu chí giới tính: Bởi vì đặc trưng của công việc kinh doanh của FPT chủ yếu là nhân viên kinh doanh và nhân viên kỹ thuật nên tỷ lệ lao động nam giới chiếm đa số so với nữ giới là điều dễ hiểu. Tỷ lệ nam giới năm 2009 chiếm 83,3%, trong khi đó tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm 16,7%. Năm 2010, tỷ lệ nam giới chiếm tới 84,8% so với tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm 15,2%. Năm 2012, tỷ lệ nữ giới tăng lên đáng kể chiếm 29,4% tổng số lao động của toàn công ty. Tỷ lệ nữ giới năm 2012 có sự tăng đột biến so với năm 2010 là do thành lập thêm bộ phận SA (Nhân viên bán hàng trực tại công ty) và thêm bộ phận quản lý công nợ ở phòng CUS.

Về tiêu chí trình độ: Số lượng lao động Sau đại học và Đại học có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng của trình độ này so với các trình độ khác là không tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh huế (Trang 29 - 30)