5. Kết cấu đề tài
2.2.3.2 Thống kê mô tả mức độ nhận biết thương hiệu NAVIBANK
- Nhận biết slogan và logo của ngân hàng
Bảng 08: Nhận biết qua Slogan và Logo của ngân hàng
Có Có nếu được nhắc nhở Không
Slogan 22 (18.6%) 69 (58.5%) 27 (22.9%) Logo 32 (27.1%) 67 (56.8%) 19 (16.1%)
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Nhận xét:
Kết quả điều tra cho thấy có 22/118 khách hàng trả lời có biết đến (chiếm 18.6%), 69/118 khách hàng trả lời có nếu được nhắc nhở, chiếm 58.5%, và 27/118 (chiếm 22.9%) không biết slogan của ngân hàng NAVIBANK. Với kết quả điều tra trên, chứng tỏ một lượng khách hàng rất lớn ( chiếm 58.5%) không nhớ rõ slogan của ngân hàng Nam Việt, họ sẽ nhớ nếu được nhân viên gợi ý, nhắc nhở. Và số lượng khách hàng có biết đến slogan rất thấp, chỉ chiếm 18.6%. Điều này cũng đúng, khách hàng rất ít khi chú ý tới slogan của ngân hàng bởi vì slogan thường là một dòng chữ gắn liền với thương hiệu thường họ hay chú ý tới màu sắc hay hình ảnh gì đó nổi bật, chứ ít khi họ chú ý tới dòng chữ xuất hiện cùng với thương hiệu.
Về mức độ nhận biết logo thì có 32 khách hàng cho rằng có nhớ ( chiếm 27.1% ), 67 khách hàng có nhớ đến logo nếu được nhắc nhở ( chiếm 56.8% ) và có 19 khách hàng không nhớ logo của ngân hàng Nam Việt ( chiếm 16.1% ). Số lượng khách hàng nhớ đến logo của NAVIBANK ( bao gồm có nhớ đến và có nhớ nếu được nhắc nhở ) là rất cao, chiếm gần 83.9%. Điều này cũng dễ dàng được lí giải, bởi vì logo của NAVIBANK rất đơn giản,rõ ràng,và dễ nhớ.
- Nhận biết qua màu sắc gắn liền thương hiệu
Biểu đồ 3: Nhận biết ngân hàng qua màu sắc gắn liền thương hiệu
Nhận xét:
Mỗi thương hiệu đều gắn liền với một màu sắc nhất định và màu sắc giúp người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, bởi đó là đặc trưng tạo nên sự khác biệt cho mỗi thương hiệu. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 87/118 khách hàng chọn đáp án màu xanh lá cây, chiếm 73.7%. Điều này cho thấy rằng, khách hàng đã nhớ rất rõ màu sắc chủ đạo của thương hiệu NAVIBANK, chính vì vậy họ đã lựa chọn đúng phương án. Số lượng người lựa chọn phương án này cũng rất đông nên đây là tin mừng cho NAVIBANK vì ngân hàng đã đưa ra chiến lược đúng đắn trong việc quảng bá thương hiêu gắn liền với màu sắc bằng cách tặng kèm các vật phẩm có màu sắc đặc trưng của ngân hàng và trang trí không gian giao dịch cũng cùng tông màu với logo thương hiệu…
Tuy nhiên, số người không nhớ màu sắc gắn liền với thương hiệu NAVIBANK (chiếm 6.8%) và nhớ nhầm màu sắc khác(màu xanh da trời:14.4%, màu đỏ:2.5%, màu xám:2,5%) cũng còn nhiều. Chính vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp củng cố sự nhận biết thương hiệu của ngân hàng mình qua màu sắc cao hơn, bằng cách tặng các món quà là các vật dụng sinh hoạt thường ngày cần thiết cho mỗi người như: ly, tách trà, chén, dĩa, áo mưa…
- Thống kê về đặc điểm ấn tượng về ngân hàng
Bảng 09: Đặc điểm ấn tượng về ngân hàng
Tiêu chí Có Tỷ lệ(%)
Ấn tượng nhờ logo nổi bật 22 18.6
Ấn tượng nhờ trụ sở giao dịch đẹp, hiện đại 77 65.3
Ấn tượng nhờ hình ảnh nhân viên cảm mến 87 73.7
Ấn tượng nhờ hoạt động quảng bá rộng khắp 56 47.5
Khác 0 0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra,2012)
Nhận xét:
Có tới 87 khách hàng được điều tra ấn tượng hình ảnh nhân viên cảm mến (chiếm 73,7%). Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế có một đội ngũ nhân viên năng động, giao tiếp tốt và sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ khi nào khách hàng cần, họ luôn coi khách hàng là “thượng đế”. Điều này sẽ khiến cho khách hàng có một cái nhìn thân thiện với ngân hàng và họ muốn giao dịch lâu dài hơn với NAVIBANK. Còn đối với
tiêu chí trụ sở giao dịch đẹp, hiện đại thì có đến 77 khách hàng ấn tượng điều này (chiếm 65,3%). Tuy cơ sở vật chất chưa được rộng rãi và khang trang bậc nhất nhưng với việc sắp xếp các phòng ban gọn gàng và hiện đại đã khiến khách hàng ấn tượng cao. Những tiêu chí trên đã được rất nhiều khách hàng ấn tượng, đó cũng là một thành công lớn đối với công ty khi tạo được ấn tượng mạnh trong tâm trí khách hàng. Chính vì vậy, ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế cần phát triển hơn nữa những tiêu chí trên để giữ chân khách hàng ở lại lâu dài với ngân hàng.
Ngoài ra, hoạt động quảng bá rộng khắp và logo nổi bật cũng được khách hàng ấn tượng nhưng tỷ lệ không được cao. Cụ thể, việc ấn tượng nhờ hoạt động quảng bá rộng khắp được 56/118 khách hàng lựa chọn (chiếm 47,5%). Logo nổi bật được 22 khách hàng ấn tượng (chiếm 18,6%). Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa hoạt động quảng bá thương hiệu của mình và thiết kế logo nổi bật hơn, ấn tượng mạnh hơn để tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
2.2.3.3.Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:
- Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8: Hệ số tương quan cao. - Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được.
- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được nếu thang đo mới.
Thang đo mà đề tài nghiên cứu sử dụng gồm 4 thành phần chính: Hoạt động quảng cáo được đo luờng bằng 6 biến quan sát, Hoạt động khuyến mãi đuợc đo luờng bằng 6 biến quan sát, Hoạt động quan hệ công chúng đuợc đo luờng bằng 5 biến quan sát, Hoạt động marketing trực tiếp được đo lường bằng 4 biến quan sát.
Đề tài nghiên cứu tiến hành đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha dựa trên kết quả mẫu điều tra chính thức mà đề tài nghiên cứu tiến hành thu thập được. Đề tài tiến hành điều tra 118 khách hàng để phân tích. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo như sau: