Nghĩa của hoạt động quảng bá thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh củangân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP nam việt – chi nhánh huế (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu đề tài

1.1.3.2nghĩa của hoạt động quảng bá thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh củangân

Chất lượng sản phẩm cùng độ ổn định của nó + Chủng loại sản phẩm + Tiện ích sản phẩm + thái độ phục vụ của ngân + Danh tiếng và uy tín. Trong thực tế các yếu tố đó không có sự phân định rõ rệt mà có sự giao thoa, lồng ghép lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau.

Các yếu tố góp phần tạo nên thương hiệu như sau:

- Tăng hình ảnh: Không phải tất cả các ngân hàng đều biết tạo dựng hình ảnh

chuyên nghiệp, gần gũi đối với ngân hàng của mình. Điều này đòi hỏi cả bộ máy phải chú ý đến từng chi tiết: từ hành vi ứng xử, đồng phục nhân viên, phong cách giao tiếp, bảng thông báo.

- Tăng giá trị cá nhân: muốn thành công phải tối đa hóa giá trị cá nhân của khách hàng. Một trong những biện pháp đó là quản lý thông tin khách hàng nhằm theo sát và giữ chân khách hàng lâu hơn.

- Tăng giá trị dịch vụ: Các ngân hàng chạy đua khốc liệt để đưa ra những “dịch vụ hoàn hảo”, “dịch vụ trọn gói”, “dịch vụ thân thiện”… đều nhằm lọt vào danh sách các ngân hàng có dịch vụ tốt nhất.

- Giảm chi phí về tiền bạc: Ngoài việc bổ sung và nâng cao những giá trị khách

hàng nhận được, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu các chi phí chokhách hàng: miễn phí gửi xe, miễn phí đồ uống, miễn phí dịch vụ tư vấn qua điện thoại…

- Giảm thiểu các chị phí về thời gian: Giảm thời gian giao dịch bằng công nghệ

kiểm tra tài khoản qua mạng, điện thoại, giảm thời gian đi lại bằng cách mở nhiều đơn vị giao dịch, giảm thủ tục giao dịch…

Nói tóm lại, thương hiệu không chỉ là logo, quảng cáo. Thương hiệu là những giá trị được khách hàng cảm nhận và ghi nhận. Thương hiệu nằm trong trái tim, trí óc của khách hàng và sẽ trường tồn nếu ngân hàng dày công xây dựng.

1.1.3.2Ý nghĩa của hoạt động quảng bá thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh củangân hàng ngân hàng

Bất cứ một ngân hàng nào đều coi việc quảng bá thương hiệu là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Khi đã tạo được dấu ấn về thương hiệu với xã hội nói chung và khách hàng nói riêng, ngân hàng sẽ cực kỳ lợi thế trong việc đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.

Thương hiệu là thứ tài sản vô hình quý giá được tạo lập từ nền tảng giá trị chứa đựng trong tất cả các khía cạnh hoạt động của ngân hàng. Và nền tảng tạo nên và duy trì sự trường tồn của một thương hiệu chính là giá trị nội tại của ngân hàng đó.

Một thương hiệu mạnh chỉ có thể được xác lập bền vững bởi uy tín về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và cộng đồng. Ngược lại, uy tín kinh doanh của là nhân tố quyết định sức mạnh của thương hiệu.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị xã hội của chính quyền với việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm trên tất cả các phương tiện truyềnthông đại chúng, coi đây là một yêu cầu không thể thiếu trong phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP nam việt – chi nhánh huế (Trang 26 - 27)